Không phải công nghệ Chấm lượng tử nào cũng giống nhau

Chinh phục công nghệ Chấm lượng tử (Quantum Dot) luôn là giấc mơ của các nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới. Mặc dù vẫn chưa chạm đến điểm tới hạn của Chấm lượng tử, nhưng các thương hiệu đã có nhiều bước tiến lớn, trong đó Samsung đang đạt bước tiến xa nhất với các dòng TV QLED lừng danh.

Để hiểu rõ ràng hơn, hãy xem xét sự khác biệt giữa công nghệ QLED trên TV Samsung so với TV thường (TV1) cùng tầm giá. Cả hai đều là công nghệ Chấm lượng tử, nhưng điểm khác biệt là TV1 sử dụng cơ chế hiển thị cũ, bằng cách đặt các ống thủy tinh (tube) chứa lớp Quantum Dot trên khu vực đèn LED. Trong khi đó, QLED của Samsung sử dụng một bề mặt tráng phủ Quantum Dot trên toàn bộ màn hình, tiên tiến hơn và không cần các vật liệu nền nguy

hiểm như Cadimi.

Thử nghiệm trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho các bạn thấy rõ hơn sự khác biệt của dòng TV QLED 4K Q80T và dòng TV1 cùng trong tầm giá. Cả 2 TV đều có kích thước 65 inch, được thiết lập trong cùng một môi trường sáng và nhận chung tín hiệu từ một thiết bị phát 4K 60Hz. Các bài kiểm tra bao gồm mẫu thử của AVS Forum, nội dung Bluray chuẩn 1080p và 4K HDR.

Trước khi bắt đầu thử nghiệm, để công bằng, chúng tôi xóa hết tất cả các cài đặt, cho tất cả TV trở về trạng thái giống như vừa mở hộp và chọn chế độ hiển thị Chuẩn (Standard), giống như như cách mà nhiều người dùng đang sử dụng TV tại nhà.

Công nghệ Chấm lượng tử thường nổi tiếng với ánh sáng tinh khiết để cho ra màu sắc chính xác. Do đó, đầu tiên chúng tôi sử dụng mẫu test trắng và độ tương phản. Cả 2 mẫu thử này đều cho thấy sự vượt trội của dòng TV QLED so với TV1. Màu trắng của TV QLED thể hiện trắng sáng và tinh khiết hơn so với TV1. Màu trắng của TV1 hơi ngả vàng do khả năng kiểm soát cân bằng trắng và nhiệt độ màu của đèn nền chưa tốt. Trong khi đó, TV QLED được tráng phủ lớp Quantum Dot đều hơn trên màn hình nên kiểm soát nhiệt độ màu và cân bằng trắng rất tốt.

TV QLED bên trái hả năng cân bằng trắng tốt hơn so với TV1 bên phải bị ám vàng

TV QLED bên trái hả năng cân bằng trắng tốt hơn so với TV1 bên phải bị ám vàng

Cả 2 dòng TV trong thử nghiệm này đều sử dụng đèn nền LED toàn mảng và công nghệ làm mờ cục bộ. Tuy nhiên, trong trải nghiệm thực tế thì dòng TV QLED 4K Q80T giữ màu đen sâu và đồng đều hơn. Ngược lại, TV1 bị mất kiểm soát màu đen trong một số cảnh tối, và xuất hiện hở sáng, dễ dàng nhận thấy trong phòng tối.

Tiếp tục với những cảnh phim sáng, công nghệ mới hơn vẫn thể hiện sự vượt trội so với công nghệ cũ. Các nội dung SDR tiêu chuẩn được QLED thể hiện sáng hơn, những vùng sáng chói như ánh nắng mặt trời trở nên rực rỡ và ấn tượng nhờ đỉnh sáng cao. Trong khi TV1 lại tỏ ra khiêm tốn khi thể hiện khung hình không làm nổi bật được sự khác biệt giữa vùng sáng và vùng tối.

Hình ảnh SDR của TV Qled thể hiện sáng sủa hơn so với TV1 bên phải

Đẩy giới hạn hiển thị của 2 dòng TV QLED và TV1 lên cao hơn với các nội dung 4K HDR gốc từ đĩa Bluray. Lúc này, đỉnh sáng của TV và dải tương phản động sẽ là chìa khóa quyết định khả năng trình diễn. Một lần nữa, công nghệ Chấm lượng tử mới nhất – QLED lại tỏ ra vượt trội hơn so với TV1. Các cảnh có ánh sáng mặt trời buổi trưa được Q80T thể hiện đủ độ chói và đầy màu sắc. Còn TV1 như thường lệ, vẫn chưa thể làm bật lên độ chói, vói màu sắc có phần nhạt nhòa.

Hình ảnh HDR vào buổi trưa, TV Qled có đỉnh sáng cao thể hiện rõ độ sâu màu so với TV1

Với những khung hình có vùng tối bao phủ nhiều hơn, TV1 thể hiện tốt màu đen, nhưng lại khiến cho chi tiết bị mất mát nhiều và không kiểm soát tốt cân bằng trắng, khiến cho màu phim có phần ám đỏ. Ở bên kia chiến tuyến, TV QLED thể hiện nhiều chi tiết tối và kiểm soát cân bằng trắng tốt hơn.

Khung hình có nhiều vùng tối, TV QLED (trái) vẫn mang lại màu đen nhiều chi tiết với màu đen cân bằng hơn TV1

Qua bài test này, chúng ta dễ nhận thấy rằng, mặc dù cùng sử dụng cơ chế hiển thị dựa trên công nghệ Chấm lượng tử, nhưng là công nghệ mới và nhiều cải tiến hơn, QLED vẫn có hiệu suất trình diễn hình ảnh tốt hơn so với các công nghệ Chấm lượng tử khác.

Theo tầm nhìn của các thương hiệu TV hàng đầu thế giới, công nghệ Chấm lượng tử sẽ trải qua 3 giai đoạn trước khi đạt tới đỉnh cao. Giai đoạn đầu tiên là sử dụng cấu trúc Chấm lượng tử dạng ống thủy tinh (tube) như TV1, giai đoạn 2 là cấu trúc chấm lượng tử dạng bao phủ màn hình (sheet) như QLED, và giai đoạn 3 là điểm ảnh Chấm lượng tử tự phát sáng.

Nguồn Nghe Nhìn VN: http://nghenhinvietnam.vn/tin-tuc/khong-phai-cong-nghe-cham-luong-tu-nao-cung-giong-nhau-70407.html