Không làm điều này trước khi ăn sáng chẳng khác nào nuốt 10g chất thải, ăn vi khuẩn vào người

Nhiều người thường có thói quen ăn sáng xong rồi mới đánh răng. Tuy nhiên, ăn sáng mà không đánh răng sẽ khiến vi khuẩn theo thức ăn đi vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Tiến sĩ Yuichiro Ogaki - Giám đốc Phòng khám Nha khoa và Chỉnh nha Soka Family ở Takasago, thành phố Soka, Nhật Bản mới đây đã có những chia sẻ về tác hại của việc không đánh răng trước khi ăn sáng.

Tiến sĩ Yuichiro Ogaki - Giám đốc Phòng khám Nha khoa và Chỉnh nha Soka Family.

Tiến sĩ Yuichiro Ogaki - Giám đốc Phòng khám Nha khoa và Chỉnh nha Soka Family.

Theo đó, khi ngủ, các dây thần kinh phó giao cảm chịu trách nhiệm thư giãn sẽ ở trạng thái hoạt động, dẫn đến giảm tiết nước bọt ở miệng. Chính vì thế, nếu bạn mở miệng khi ngủ, miệng của bạn sẽ bị khô. Tác động trực tiếp nhất của chứng khô miệng là tác dụng tiết nước bọt trong miệng sẽ bị giảm, gây ra sự sinh sôi không mong muốn của vi khuẩn. Theo nghiên cứu, trong giấc ngủ mỗi đêm, lượng vi khuẩn sinh sôi nảy nở xấp xỉ 10 g chất thải.

Không đánh răng trước khi ăn sáng tương đương với ăn 10g chất thải

Vi khuẩn và cơ thể có mối quan hệ cộng sinh. Tuy nhiên, đa phần các vi khuẩn sinh sôi trong môi trường khô hạn là vi khuẩn xấu. Những vi khuẩn xấu này có thể góp phần làm cho dạ dày yếu đi và sau khi vào dạ dày cùng với thức ăn, chúng sẽ trực tiếp đến ruột, làm suy giảm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Khi hệ vi khuẩn của đường ruột bị xáo trộn sẽ khiến khả năng miễn dịch bị giảm, tiết ra serotonin bất thường.

Chính vì thế, nếu bạn bỏ qua bước đánh răng vào buổi sáng chẳng khác nào đưa vi khuẩn vào cơ thể gây hại cho sức khỏe.

Xây dựng thói quen đánh răng trước và sau bữa ăn

Thói quen ăn uống hiện đại, hầu hết thức ăn đều mềm nên không những không loại bỏ được mảng bám răng mà còn thúc đẩy quá trình tích tụ mảng bám răng. Chính vì thế, bạn nên đánh răng để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng trước khi ăn, đặc biệt là bữa sáng.

Áp lực công việc vào ban ngày khiến nước bọt của chúng ta sẽ bị nhớt dưới tác động của dây thần kinh giao cảm, làm giảm tác dụng rửa của nước bọt và khiến vi khuẩn sinh sôi. Vào buổi tối, sau một ngày ăn uống, mảng bám thức ăn và vi khuẩn sinh sôi vào ban ngày sẽ bám vào răng với một lượng lớn, điều này được khẳng định dựa trên kinh nghiệm làm nha sĩ nhiều năm của tôi.

Lúc này, nếu bạn đột ngột ăn tối, rất nhiều vi khuẩn sẽ được ăn cùng với nó. Vì vậy, nên đánh răng nhẹ trước khi ăn, nếu chỉ súc miệng thì không thể loại bỏ mảng bám đã tích tụ lâu ngày.

Chải răng đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình một cách toàn diện hơn - Ảnh: Minh họa

6 sai lầm khi đánh răng bạn thường xuyên mắc phải

- Sử dụng không đúng loại bàn chải

Giáo sư Hewlett khuyến cáo, chọn một bàn chải đánh răng có lông mềm có thể trượt dưới nướu của bạn và đánh bật mọi mảng bám mắc kẹt ở đó. Nếu mảng bám không được loại bỏ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về lợi.

Sử dụng bàn chải lông cứng hoặc trung bình, cộng với việc sử dụng quá nhiều áp lực có thể khiến nướu co lại và lộ ra phần chân răng. Bởi vì bề mặt chân răng thường không được cứng như phần răng nhô ra có men phủ, chà xát khu vực này có thể khiến nó bị mòn nhanh hơn và gây ra sâu răng, giáo sư Hewlett cho biết.

- Không làm sạch răng vào đúng thời điểm trong ngày

"Bàn chải nên là thứ cuối cùng răng bạn chạm vào ban đêm" Edmond R. Hewlett, Bác sĩ phẫu thuật nha khoa, giáo sư tại trường đại học Nha khoa UCLA cho biết. Ăn vặt trước khi đi ngủ làm tăng đáng kể nguy cơ sâu răng nếu thức ăn vẫn được giữ lại giữa hai hàm răng của bạn.

Chải răng buổi sáng cũng không kém phần quan trọng. Việc sản xuất nước bọt (có tác dụng bảo vệ) trở nên chậm lại khi bạn đang ngủ, điều này thúc đẩy các vi khuẩn trong miệng nhân lên thậm chí còn nhanh hơn. Vì vậy, bạn cần chải răng đều đặn mỗi sáng, mỗi tối và đảm bảo dành 30 giây cho mỗi góc phần tư (răng phía trên bên trái, răng phía trên bên phải, tương tự với hàm dưới).

- Không súc miệng

Việc đánh răng không giúp bạn loại bỏ hoàn toàn những thứ có hại mà bạn chải ra khi đánh răng. Vì vậy bạn cần súc miệng. Theo đó, bạn nên chọn những nước súc miệng không chứa cồn với hydrogen peroxide, theo lời khuyên của Bác sĩ phẫu thuật nha khoa Pia Lieb tại thành phố New York.

Nếu bạn không có những loại nước súc miệng trên, hãy làm việc đó với nước lọc, ít nhất là có còn hơn không.

- Thực hiện sai kỹ thuật đánh răng

Một vài đường chải thẳng sẽ không tạo được hiệu quả mong muốn. Đặt phần tay cầm của bàn chải sao cho phần lông tạo ra một góc 30-45 độ khi chúng chạm vào mô nướu của bạn, nha sĩ Hewlett cho biết. Xoay cổ tay theo một chuyển động tròn để có hiệu quả loại bỏ các mảng bám.

Khi bạn chuyển ra đánh mặt sau của răng cửa, hãy dựng bàn chải theo chiều dọc để chạm tới toàn bộ mặt răng tốt hơn. Và đảm bảo chú ý đặc biệt đến mặt sau của răng, bởi vì vùng này thường tiềm ẩn lượng mảng bám lớn nhất.

- Không thay bàn chải định kỳ

Các bác sĩ nha khoa khuyên nên mua bàn chải mới sau 3 đến 4 tháng sử dụng. Bởi sau khoảng thời gian này lớp lông bàn chải cũ sẽ không có hiệu quả loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Và nếu bạn đã bị bệnh, hãy thay mới bàn chải ngay lập tức. Vi khuẩn và vi rút còn lại từ một căn bệnh có thể bám vào bàn chải và có khả năng tái lây nhiễm lại cho bạn.

- Không làm sạch lưỡi

Lưỡi của bạn cũng là khu vực tiềm ẩn vô số vi khuẩn có hại. Thực phẩm hoặc những phần tử nhỏ có thể dễ dàng mắc lại trong các khe giữa các gai nhú trên bề mặt của lưỡi. Đó chính là lý do tại sao bạn cần phải cạo lưỡi hàng ngày.

Quỳnh Chi (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/khong-lam-dieu-nay-truoc-khi-an-sang-chang-khac-nao-nuot-10g-chat-thai-an-vi-khuan-vao-nguoi-a346939.html