Không giải ngân được, 9 bộ ngành xin trả lại 4.099 tỷ đồng vốn ODA

Do không giải ngân được, hiện đã có 9 bộ ngành đề nghị trả lại vốn ODA với tổng vốn 4.099 tỷ đồng, trong đó có 8 bộ đã có văn bản chính thức.

Ngày 26/8, tại Hội nghị giữa Bộ Tài chính với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020, đại diện nhiều bộ, ngành xin chuyển trả lại vốn, dự kiến lên đến 4.099 tỷ đồng.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, tỉ lệ giải ngân vốn ODA của các bộ đã có tiến bộ, ước thực hiện hết tháng 8/2020 là 3.742 tỷ đồng đạt 21,64% dự toán được giao.

Với nỗ lực của các bộ ngành, tỉ lệ giải ngân cao hơn cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nếu so với kết quả giải ngân vốn đầu tư trong nước (hiện là 40% kế hoạch) thì tỉ lệ giải ngân ODA thấp hơn. Với tiến độ giải ngân như hiện nay thì khó đạt mục tiêu, nếu các bộ, ngành không có giải pháp quyết liệt.

Do không giải ngân được, hiện đã có 9 bộ ngành đề nghị trả lại vốn ODA với tổng vốn 4.099 tỷ đồng, trong đó có 8 bộ đã có văn bản chính thức.

Do không giải ngân được, hiện đã có 9 bộ ngành đề nghị trả lại vốn ODA với tổng vốn 4.099 tỷ đồng, trong đó có 8 bộ đã có văn bản chính thức.

Hiện đã có 9 bộ ngành đề nghị trả lại vốn ODA, trong đó có 8 bộ đã có văn bản chính thức với tổng vốn 3.700 tỷ đồng, chiếm 32% dự toán được giao.

Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin hoàn trả số vốn lớn nhất là hơn 1.800 tỷ đồng; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam xin trả lại số vốn 1.135 tỷ đồng; còn lại một số bộ xin trả lại số vốn từ 87 đến 500 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cũng đã ghi nhận một số đề xuất hủy, cắt giảm vốn như Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị điều chuyển 330,5/619,8 tỷ đồng dự toán vốn nước ngoài để chuyển cho các bộ, địa phương khác…

Theo thống kê của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải giải ngân đạt tiến độ nhanh nhất, dự kiến đến hết tháng 8/2020 đạt khoảng 51% kế hoạch vốn giao; trong đó giải ngân vốn ODA đạt 41,7%.

Bộ Giao thông Vận tải có số vốn rất lớn cần giải ngân trong năm nay với số vốn lên đến hơn 21 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đại diện Bộ này vẫn cho rằng, so với kế hoạch thì nhận tỉ lệ giải ngân chưa đạt được như kỳ vọng, mục tiêu.

Nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến các chuyên gia nước ngoài tới hỗ trợ kỹ thuật thiết kế… dẫn đến từ đó ảnh hưởng đấu thầu, giao thầu dự án chậm.

Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc xảy ra như dịch COVID-19 khiến các thủ tục kỹ thuật triển khai đấu thầu chưa thực hiện được. Bên cạnh đó các dự án nông nghiệp chủ yếu là nhỏ, nằm rải rác ở các địa phương nên chậm hơn so với tiến độ dự án. Đến cuối tháng 6 các địa phương mới bố trí khoảng 69% vốn đối ứng địa phương.

Theo Bộ Tài chính, một nguyên nhân chậm giải ngân cũng phải kể tới là bên cạnh việc thực hiện giải ngân theo kế hoạch vốn năm 2020, các bộ, ngành còn tập trung giải ngân dự toán đã được giao của năm 2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, các bộ, ngành đã giải ngân phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn của năm 2019 là 2.420 tỷ đồng.

Một vướng mắc của rất nhiều bộ ngành là vấn đề chậm hoàn chứng từ đối với các khoản Chính phủ Việt Nam đã nhận nợ với nhà tài trợ nước ngoài. Qua các đợt làm việc, rà soát trực tiếp với các chủ dự án hai tháng vừa qua, Bộ Tài chính đã yêu cầu hoàn trả lại nhà tài trợ những khoản đã rút về tài khoản đặc biệt nhưng chưa sử dụng và chậm hoàn chứng từ trị giá xấp xỉ 190 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác như chậm giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong tái định cư, giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu, các vướng mắc trong việc thực hiện các cơ chế chính sách mới cũng làm cho việc giải ngân đầu tư nguồn vốn vay nước ngoài bị chậm.

Tuệ Lâm

Nguồn VTC: https://vtc.vn/khong-giai-ngan-duoc-9-bo-nganh-xin-tra-lai-4099-ty-dong-von-oda-ar565928.html