Không đòn roi, muốn trẻ nghe lời phải làm sao?

Không cần la mắng hay đòn roi, muốn con nghe lời răm rắp bố mẹ hãy làm những điều thiết thực dưới đây.

Cảnh báo con trước khi quát mắng hay đòn roi

Đừng cứ việc gì bố mẹ cũng lôi con trẻ ra đánh mắng, trước khi trừng phạt hãy đưa ra lời cảnh báo cho trẻ. Thêm nữa cũng tùy vào mức độ nặng nhẹ của lỗi lầm mà dạy trẻ theo những cách khác nhau. Nếu trẻ phạm phải lỗi sai nghiêm trọng hãy phạt ngay lúc đó để trẻ không tái phạm. Nếu trẻ phạm phải lỗi nhỏ thì hãy cảnh báo với trẻ rằng, nếu có lần sau sẽ phạt nặng.

Đã nói thì phải làm

Lúc nào bố mẹ cũng cảnh báo con trước về những hậu quả có thể xảy ra nếu con phạm lỗi. Do đó, nếu sau khi bạn cảnh báo trẻ vẫn cố phạm sai lầm thì bạn hãy trừng phạt như những gì đã nói. Nếu không trẻ sẽ ỷ y mà chẳng sợ phụ huynh nữa đấy.

Đưa ra những quy định rõ ràng

Muốn con lúc nào cũng ngoan ngoãn và nghe lời răm rắp, tốt nhất bố mẹ nên đặt ra các quy tắc rõ ràng trong gia đình và giải thích cho con hiểu. Hãy viết ra những quy tắc lên giấy rồi dán ở những nơi trẻ có thể đọc được và tiếp xúc mỗi ngày. “Mưa dầm thấm lâu” dần dần trẻ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt và không phạm sai lầm nữa.

Muốn con lúc nào cũng ngoan ngoãn và nghe lời răm rắp, tốt nhất bố mẹ nên đặt ra các quy tắc rõ ràng

Thay đổi quy tắc theo thời gian

Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ sẽ có cách giáo dục con khác nhau. Do đó, khi những quy tắc cũ đã không còn phù hợp để dạy trẻ, phụ huynh nên thay đổi nó. Tuy nhiên bố mẹ không nên âm thầm thay đổi mà cần nói với con về sự thay đổi này để bé hiểu và chấp hành.

Phạt trẻ cũng phải thật khéo

Trẻ con vốn hay đùa nghịch, do vậy bố mẹ đừng quá lớn tiếng khi con phạm lỗi, bởi điều này sẽ làm trẻ sợ và càng không bị “khuất phục” hơn. Điều bạn cần làm là phải suy nghĩ trước về hành động của bản thân khi con phạm lỗi. Đến khi thấy con sai lầm bạn đã có sẵn cách xử phạt trẻ. Phạt trẻ cũng phải thật khéo, cần chú ý tới cách ứng xử trong trường hợp con mắc lỗi và giải thích cho trẻ hiểu nhé.

Dùng tình thương để cảm hóa con trẻ

Dành nhiều thời gian bên trẻ và thể hiện tình thương của mình dành cho chúng cũng là cách giúp trẻ chịu nghe lời bố mẹ hơn. Đừng vì công việc bận rộn mà phụ huynh không xem trọng việc này và xem nó là không cần thiết nhé. Thật ra việc thể hiện tình thương dành cho trẻ có ý nghĩa vô cùng lớn giúp thay đổi cách cư xử của con đấy!

Đóng máy tính lại! Thay vào đó hãy dành thời gian cho những đứa trẻ của bạn

Đừng để con nghe những lời không tốt

Bố mẹ là người gần gũi và bên cạnh con mỗi ngày. Do đó, trong lời ăn tiếng nói nên cẩn trọng hơn, đừng để con nghe những lời nói mang nghĩa tiêu cực. Hơn hết hãy tập cho con thói quen tự lập, chủ động. Đặt ra quy định về những điều được làm hơn những điều không được làm sẽ tạo ra cách suy nghĩ tích cực hơn cho con.

Hãy khen khi con làm điều tốt

Phụ huynh đừng chỉ nghiêm khắc khi con phạm sai lầm mà hãy nhận ra những việc làm tốt của trẻ. Đa số các bậc bố mẹ nghĩ rằng cứ la mắng hay phạt nặng là con sẽ sợ mà nên người nên châm châm vào những việc làm sai trái của con trong khi nếu phụ huynh biết tập thói quen khen ngợi, động viên con, con sẽ nghe lời bố mẹ hơn.

Bố mẹ hãy làm gương cho con

Muốn con ngoan ngoãn nghe lời, bố mẹ hãy làm gương để con trẻ noi theo. Bố mẹ hãy là hình mẫu trong các quy tắc đã đặt ra để con học tập. Ví như muốn con lễ phép, biết yêu thương, bố mẹ cũng phải là người như thế để con nhìn vào đó mà làm theo. Còn nếu bố mẹ thường xuyên mắc lỗi, trẻ chẳng học được tính cách tốt từ bạn và sẽ không chịu nghe lời.

MAI KA

Nguồn TGTT: http://thegioitiepthi.vn/p/khong-don-roi-muon-tre-nghe-loi-phai-lam-sao-17393.html