Không để bệnh nhân lao rơi vào khó khăn về tài chính

'Việt Nam cần phải lưu ý có sự hỗ trợ về mặt xã hội cho bệnh nhân lao. Đặc biệt, không để họ rơi vào khó khăn về mặt tài chính, đối mặt với những chi phí lớn do bệnh tật gây ra', TS Tereza Kasaeva khuyến cáo Việt Nam trong những hoạt động phòng chống lao tới đây.

Tiến sĩ Tereza Kasaeva, Giám đốc Chương trình chống Lao toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới.

Đoàn công tác Chương trình chống Lao toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) do Tiến sĩ Tereza Kasaeva, Giám đốc Chương trình dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 23 đến 27-7-2018. Kết thúc chương trình làm việc, TS Tereza Kasaeva đã có những chia sẻ với phóng viên về công tác phòng chống lao tại Việt Nam cũng như những cam kết hỗ trợ của WHO với Việt Nam trong phòng chống lao.

PV: Thưa TS Tereza Kasaeva, trong vai trò Giám đc Chương trình chng Lao toàn cu ca T chc Y tế Thế gii, bà đánh giá thế nào v công tác phòng chng lao ti Vit Nam?

TS Tereza Kasaeva: Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ được giao từ ngài Tổng Giám đốc WHO tới các nước thành viên để đánh giá tình hình mắc lao và hỗ trợ cho các quốc gia thành viên. Khi đến Việt Nam, tôi nhận thấy Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao còn cao. Nhưng Việt Nam có hệ thống phòng chống lao rất tốt từ Trung ương tới tuyến cơ sở, kể cả về khám, điều trị và chăm sóc người mắc lao. Điều đó thể hiện cam kết cao từ cấp lãnh đạo cũng như chương trình phòng chống lao của Việt Nam.

Lao là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong đứng số một trong số các bệnh truyền nhiễm trên thế giới. Do đó, chúng tôi muốn hỗ trợ để Việt Nam cải thiện hơn nữa hoạt động trong công tác phòng chống lao thông qua hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật của WHO.

Muốn thực hiện thành công chấm dứt đại dịch lao thì chúng ta không được bằng lòng với những cái chúng ta có. Chúng ta phải nỗ lực hơn, phải hướng tới cách tiếp cận mới, để làm sao mà có sự tham gia một cách sâu rộng hơn, toàn diện hơn của các đơn vị có liên quan. Chúng ta phải ưu tiên hóa các lĩnh vực can thiệp của mình trong công tác phòng chống lao. Đặc biệt là hỗ trợ cho nhóm bệnh nhân nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương.

PV: Vit Nam còn phi đi mt vi nhiu thách thc trong công tác phòng chng lao. Bà có nhng đ ngh gì vi Vit Nam đ thc hin mc tiêu chm dt lao vào năm 2030?

TS Tereza Kasaeva: Chúng tôi mong muốn Việt Nam sẽ tập trung vào những nội dung gồm tăng cường hơn nữa hoạt động sàng lọc, phòng chống lao với mục tiêu chấm dứt bệnh lao sớm bằng các dịch vụ chẩn đoán có chất lượng cao cho mọi đối tượng bệnh nhân lao ở tất cả các thể. Khi làm được việc này, chúng ta bảo đảm toàn dân được tiếp cận dịch vụ y tế.

Việt Nam phải có biện pháp phòng ngừa, có biện pháp hỗ trợ cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương, người nghèo, thanh niên ít được tiếp cận dịch vụ sàng lọc lao, người suy dinh dưỡng. Chúng ta phải lồng ghép mang tính chất hỗ trợ xã hội cho đối tượng này.

Việt Nam cần nâng cao nhận thức cộng đồng của người dân về bệnh lao để người dân biết bệnh lao là gì, có ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khỏe phòng chống bệnh lao. Bởi thực tế, 1/3 dân số trên thế giới nói chung có vi khuẩn lao trong cơ thể nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể phát triển thành bệnh lao. Vì thế, người dân cần chú ý nhận thức để có biện pháp bảo vệ, không cho vi khuẩn lao phát triển thành bệnh.

Việt Nam cũng nên tổ chức nâng cao nhận thức cộng đồng như chương trình “Chạy vì sức khỏe” mà các bạn vừa tổ chức. Song song đó, vai trò các cấp lãnh đạo rất quan trọng như bảo đảm nguồn tài chính bền vững lâu dài, sự hợp tác đa ngành trong công tác phòng chống lao. Tôi tin tưởng Việt Nam là nước đi tiên phong trong lĩnh vực này.

PV: Thưa bà, t chc WHO s h tr Vit Nam như thế nào trong công tác phòng chng lao?

TS Tereza Kasaeva: Chúng tôi tới Việt Nam với mục tiêu đánh giá thực trạng, khó khăn, lợi thế cũng như hạn chế của Việt Nam trong công tác phòng chống lao. Trên cơ sở đó, chúng tôi hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu về lao thông qua hỗ trợ về kỹ thuật. Thí dụ hỗ trợ như tăng cường hệ thống giám sát bệnh lao, hỗ trợ xây dựng hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị, đào tạo, nâng cao năng lực. Quan trọng Chương trình chống lao Quốc gia của các bạn cần có cách thức phối hợp nhiều tổ chức trong nước tham gia vào công tác phòng chống lao này.

Tôi thấy, chương trình chống Lao của Việt Nam có hệ thống tổ chức tốt. Tôi có niềm tin mạnh mẽ chúng ta sẽ triển khai thành công mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý có sự hỗ trợ về mặt xã hội cho bệnh nhân lao. Đặc biệt, không để họ rơi vào khó khăn về mặt tài chính, đối mặt với những chi phí thảm họa do bệnh tật gây ra.

Xin cm ơn TS Tereza Kasaeva!

* Việt Nam đi đầu trong phòng chống lao ở cộng đồng

THIÊN LAM (thực hiện)

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/suckhoe/item/37141202-khong-de-benh-nhan-lao-roi-vao-kho-khan-ve-tai-chinh.html