Không chỉ có tê giác trắng Nam Phi, đây là 11 loại vật đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng, trong đó có loài của Việt Nam

Vừa qua, con tê giác trắng đực cuối cùng đã chết ở tuổi 45. Không chỉ có loài vật này, có đến 11 loại khác đang đối mặt với nguy cơ biến mất mãi mãi.

Báo Viễn Đông

Còn có tên gọi khác là beo Mãn Châu hay báo Hàn Quốc, loài này gần như đã tuyệt chủng, chỉ còn khoảng 60 cá thể sót lại ở khu vực sông Amur, miền đông nước Nga. Loài báo này có thể chạy 37 dặm một giờ và nhảy cao 19ft. Hiện nay, những con cuối cùng đang được bảo tồn tại Vườn Quốc gia Land of the Leopard của Nga.

Đười ươi Bornean

Chỉ có thể tìm thấy loại đười ươi này ở hòn đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất châu Á. Loài này có khuôn mặt rộng và bộ râu ngắn hơn so với các anh em họ hàng của chúng ở Sumatran.

Có 3 nhánh phân loài ở ba vùng: Tây Bắc, Đông Bắc và Trung. Khu vực Trung còn tồn tại nhiều nhất với 35.000 con, ngoài ra ở những môi trường khác do bị tàn phá nghiêm trọng chỉ còn 1.500 con.

Số lượng sụt giảm ngày càng nhanh khiến các nhà khoa học bắt đầu lo lắng về tương lai của loài vật này.

Khỉ đột núi

Chỉ còn lại 900 con, người ta không thể đảm bảo về sự tồn tại của loài khỉ đột này. Nạn săn bắt chính là một trong những nguyên nhân khiến số lượng loài sụt giảm.

Theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi, những mối đe dọa lớn nhất đối với khỉ đột núi là do sự bất ổn về chính trị (chủ yếu xung đột ở Cộng hòa Dân chủ Congo), xâm lấn đất rừng và suy thoái rừng.

Số lượng người khỉ đột núi còn lại được trải rộng trên ba vùng lãnh thổ và bốn công viên quốc gia, như Vườn Quốc gia Bwindi ở Pê-nang, Uganda và Vườn Quốc gia Virunga ở DRC.

Kỳ lân châu Á

Xuất hiện trên vùng núi của Việt Nam và Lào, loài sao la này hiện nay cực kỳ hiếm gặp. Giống như linh dương và bò rừng bison, sao la thuộc Bovidae - họ động vật nhai lại. Theo Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã Thế giới, loài sinh vật bí ẩn này hiện nay không thể thống kê được bất kỳ số lượng cụ thể nào vì tần suất bắt gặp chúng quá hiếm hoi.

Rùa biển

Tuy không phải là không thể tìm thấy như sao la, nhưng loài này đã sụt giảm đến 80% số lượng. Mặc dù đã được bảo vệ theo "Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp", người ta vẫn ăn trứng và giết chúng vì thịt và vỏ sừng. Loài này cũng dễ bị mắc kẹt trong lưới đánh cá.

Hổ Nam Trung Quốc

Trở lại những năm 1950, đã có khoảng 4.000 hổ Nam Trung Quốc tồn tại. Mặc dù Trung Quốc đã cấm những kẻ săn bắt loại "mèo rừng" này vào năm 1979, nhưng số lượng đã giảm từ 30% đến 80% vào cuối thế kỷ 20. Hiện nay có khoảng 100 cá thể hổ vẫn còn trong tình trạng nuôi nhốt.

Cá heo sông Dương Tử

Cá heo sông Dương Tử có nguồn gốc từ dòng sông dài nhất Trung Quốc, là một họ hàng gần của cá heo Baji có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Người ta ước tính có từ 1.000 đến 1.800 cá thể cá heo thông minh, tinh nghịch này vẫn còn tồn tại.

Voi Sumatra

Năm 2012, loài này được phân loại là "nguy cấp tuyệt chủng". Do sự suy giảm môi trường sống, một nửa cá thể đã suy giảm. Ước tính rằng còn lại khoảng 2.400 đến 2.800 con đang sinh sống rải rác trong các cánh rừng.

Tê tê Trung Quốc

Tê tê titan Trung Quốc không chỉ tồn tại ở riêng Trung Quốc mà còn ở các vùng khác thuộc châu Á như chân núi Himalayan và các vùng phía bắc của Ấn Độ. Được liệt kê là "nguy cấp đang bị đe dọa nghiêm trọng" trong Danh lục sách đỏ của IUCN .

Theo CNN, đây là động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 100.000 cá thể bị săn bắt để lấy thịt.

Cá sấu Philippine

Có ít hơn 200 con cá sấu Philippine trưởng thành còn tồn tại trong tự nhiên. Chúng là nạn nhân của sự suy thoái môi trường sống và sự phát triển quá nguy hiểm của các thiết bị đánh bắt tiên tiến.

Cá heo Vaquita

Cá heo Vaquita là loài động vật biển quý hiếm nhất thế giới, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1958. Hiện nay chỉ còn chưa tới 30 cá thể sống trong môi trường tự nhiên, sụt giảm 92% kể từ năm 1997.

Thay đổi khí hậu có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tồn tại của chúng do sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi môi trường sống và chuỗi thức ăn.

Nguyên nhân đau lòng khiến người ta phải ra tay 'sát hại' con đực cuối cùng loài tê giác trắng Châu Phi

Anna

Nguồn Thế Giới Trẻ: http://thegioitre.vn/tin-tuc/xa-hoi/khong-chi-co-te-giac-trang-nam-phi-day-la-11-loai-vat-dung-truoc-bo-vuc-cua-su-tuyet-chung-trong-do-co-loai-cua-viet-nam-46452.html