Khối NATO sẵn sàng đối đầu với thế lực mới nổi Bắc Kinh

Các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tăng cường hợp tác, đóng góp quốc phòng, cam kết duy trì an ninh tập thể và tham gia cùng Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Quốc.

Trả lời các phóng viên, sau cuộc họp trực tuyến với các Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc khối NATO, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin ca ngợi điều mà ông gọi là "quan điểm độc đáo", trong việc ngăn chặn Trung Quốc "xâm nhập" một số quốc gia thành viên chủ chốt, bao gồm Phần Lan, Thụy Điển và Liên minh châu Âu.

Trả lời các phóng viên, sau cuộc họp trực tuyến với các Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc khối NATO, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin ca ngợi điều mà ông gọi là "quan điểm độc đáo", trong việc ngăn chặn Trung Quốc "xâm nhập" một số quốc gia thành viên chủ chốt, bao gồm Phần Lan, Thụy Điển và Liên minh châu Âu.

Austin cho biết: “Tôi hoan nghênh nỗ lực của NATO đối với Trung Quốc và tôi đã nói rõ rằng, Mỹ cam kết bảo vệ trật tự, dựa trên luật lệ quốc tế, thứ mà Trung Quốc đã liên tục phá hoại vì lợi ích của chính họ”.

Ban đầu được thành lập để chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trên lục địa châu Âu, tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hiện nay đã chứng tỏ khả năng can thiệp ở các khu vực khác trên thế giới, chẳng hạn như tại Afghanistan, sau vụ khủng bố ngày 11/9 vào nước Mỹ.

Sau lời kêu gọi theo Điều 5 (điều khoản phòng thủ của NATO), nhằm bảo vệ tất cả các thành viên khỏi một cuộc tấn công. Đã có 12 quốc gia thuộc NATO tham gia cùng với Mỹ, trong một chiến dịch lật đổ lực lượng Taliban chỉ sau 5 tuần vào năm 2001.

Với khả năng kết nối toàn cầu ngày càng tăng, cùng với những tiến bộ trong công nghệ vệ tinh và mạng Internet, không có lý do gì khiến phạm vi tiếp cận, phạm vi bảo vệ mà NATO đưa ra, lại không thể tác động đến khu vực Thái Bình Dương, nơi có nhiều lợi ích của Mỹ.

Có nhiều động lực dẫn đến điều này, bao gồm việc ngày càng nhận ra chủ nghĩa bành trướng toàn cầu của Trung Quốc vào những khu vực như châu Phi, nơi chính phủ Trung Quốc được ví là “chủ nghĩa đế quốc kinh tế”, nhằm gia tăng ảnh hưởng, quyền sở hữu và quyền lực ở khu vực.

Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc (PLA), đã thiết lập một căn cứ quân sự mới, gần một căn cứ nổi tiếng của Mỹ ở Djibouti và tăng cường sự hiện diện của lực lượng này trong khu vực.

Ở nhiều khía cạnh chính, châu Phi không chỉ nằm trong tầm ảnh hưởng của các lực lượng NATO, mà biên giới phía bắc còn song song với Biển Địa Trung Hải, nơi NATO có thể có sự hiện diện lớn trên mặt nước, dưới lòng biển và trên không.

Vậy NATO có thể có tác động như thế nào đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương? Một số khả năng nhất định xuất hiện, đó là tổ chức các cuộc tập trận chung với các đối tác trong khu vực, với sự triển khai toàn cầu từ các nước thành viên NATO.

Một sự phối hợp giữa các nước đối tác của NATO như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Australia, là các vệ tinh của các quốc gia này, nếu hoạt động trong các mạng toàn cầu, có thể giúp xác định vị trí các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc một cách sát thực hơn, hoặc các vụ triển khai binh lực lớn, ví dụ nhằm vào Đài Loan chẳng hạn.

Bộ trưởng Austin nói: “Lầu Năm Góc coi Trung Quốc là thách thức lớn nhất của chúng tôi và chúng tôi tin rằng, NATO có thể giúp chúng tôi triển khai tốt hơn về các khái niệm tác chiến mới và chiến lược đầu tư, khi đối mặt với thách thức đó”.

Còn Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Hội nghị trực tuyến hôm 19/2 cho biết "Sự trỗi dậy của Trung Quốc là vấn đề hiện hữu đối với cộng đồng xuyên Đại Tây Dương với những hậu quả tiềm tàng cho an ninh, thịnh vượng và lối sống của chúng ta".

Theo Reuters, sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc đang định hình lại các ưu tiên của liên minh NATO. Trước đây, NATO thường tập trung vào mối đe dọa từ Nga, còn bây giờ liên minh này đang tìm kiếm sự đồng thuận giữa các nước phương Tây rằng Trung Quốc không còn là đối tác thương mại "ôn hòa".

Mặc dù Nga vẫn được xem là đối thủ chính của NATO trong thập niên hiện tại, song liên minh này cũng đang cân nhắc đưa Trung Quốc vào tài liệu chiến lược tổng thể mang tên "Khái niệm Chiến lược", nhằm đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Pinterest.

Không quân NATO cùng hiệp đồng tập trận quy mô lớn.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khoi-nato-san-sang-doi-dau-voi-the-luc-moi-noi-bac-kinh-1502466.html