Khoang lái cổ điển của Su-22 - chiến đấu cơ đông nhất của Không quân Việt Nam

Khác với những loại chiến đấu cơ hiện đại của không quân Việt Nam sau này, tiêm kích - bom Su-22 có khoang lái cực kỳ cổ điển với phần lớn các thông tin được hiển thị thông qua mặt đồng hồ cơ.

Với số lượng ước tính trên 80 chiếc, các tiêm kích - bom Su-22 hiện đang là loại chiến đấu cơ có số lượng nhiều nhất trong biên chế của lực lượng Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Danviet.

Với số lượng ước tính trên 80 chiếc, các tiêm kích - bom Su-22 hiện đang là loại chiến đấu cơ có số lượng nhiều nhất trong biên chế của lực lượng Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Danviet.

Tất cả số Su-22 trong biên chế của chúng ta đều đã được nâng cấp lên chuẩn Su-22M3 và Su-22M4, tuy nhiên về cơ bản khoang lái của chúng vẫn cực kỳ "cổ điển" với hệ thống đồng hồ cơ hiển thị thông tin bay thay vì màn hình tinh thể lỏng như trên các loại chiến đấu cơ hiện đại ngày nay.

Khoang lái của Su-22M4 được chia làm bốn phần với phần bảng hiển thị thông tin, bảng điều khiển bên phải, bảng điều khiển bên trái và cần điều khiển bay. Nguồn ảnh: Airliners.

Ngay phía dưới của cần điều khiển bay là giây giật kích hoạt ghế phóng thoát hiểm giúp phi công thoát ly máy bay trong trường hợp khẩn cấp. Nguồn ảnh: Airliners.

Bảng điều khiển phía bên phải phi công chủ yếu bao gồm các thao tác, nút điều khiển trong trạng thái nghỉ của máy bay. Trong quá trình bay, phi công sẽ dùng tay phải để điều khiển cần lái là chủ yếu, các thao tác quan trọng khi bay được đưa sang bên phía tay trái khoang lái. Nguồn ảnh: Airfighter.

Ở phía bên trái, phi công sẽ có hệ thống lựa chọn vũ khí, tắt bật hệ thống hỗ trợ điều khiển phi cơ và quan trọng nhất là cần điều khiển lực đẩy động cơ. Nguồn ảnh: Airliners.

Bảng hiển thị thông số bay của Su-22M4 cực kỳ tối giản và cổ điển với toàn bộ các đồng hồ hiển thị theo kiểu truyền thống thay cho màn hình tinh thể lỏng như trên các khoang lái hiện đại sau này. Nguồn ảnh: Airliners.

Cần điều khiển của Su-22M4 được trang bị các nút bấm để điều khiển hệ thống hỏa lực hoặc điều khiển hệ thống hỗ trợ - bay tự động, cân bằng tự động. Nguồn ảnh: Jetphoto.

Su-22 có khả năng mang theo hai khẩu pháo 30mm, mỗi khẩu có cơ số đạn chỉ 80 viên. Ngoài ra, máy bay còn có 10 giá treo cứng, mang theo được tối đa 4,2 tấn vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Jetphoto.

Cận cảnh hệ thống kính ngắm trên máy bay tiêm kích - bom Su-22M4. Nguồn ảnh: Jetphoto.

Sức mạnh tiêm kích Su-22 chuyên đánh biển của Không quân Việt Nam. Nguồn: QPVN.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/khoang-lai-co-dien-cua-su-22-chien-dau-co-dong-nhat-cua-khong-quan-viet-nam-1358098.html