Khoa học 'bó tay' với tiếng ồn siêu âm của hải cẩu dưới nước

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra những âm thanh kì lạ của hải cẩu. Theo đó, tiếng gọi của hải cẩu Weddell tạo ra một âm thanh gần như không thể tin được giống như của thế giới khác dưới lớp băng.

" Tiếng gọi của hải cẩu Weddell tạo ra một âm thanh gần như không thể tin được giống như của thế giới khác dưới lớp băng. Nó thực sự giống như bạn đang ở giữa một trận chiến không gian trong phim viễn tưởng", giáo sư Paul Cziko cho biết.

" Tiếng gọi của hải cẩu Weddell tạo ra một âm thanh gần như không thể tin được giống như của thế giới khác dưới lớp băng. Nó thực sự giống như bạn đang ở giữa một trận chiến không gian trong phim viễn tưởng", giáo sư Paul Cziko cho biết.

Trước khi bắt đầu ghi âm, các nhà khoa học đã biết về 34 tiếng kêu của hải cẩu mà tai người nghe được. Mới đây, sau thời gian nghiên cứu họ đã bổ sung thêm 9 loại tiếng gọi siêu âm mới của hải cẩu. Những âm thanh đó bao gồm tiếng rít, tiếng huýt sáo và tiếng kêu được mô tả như của… người ngoài hành tinh, đôi khi được tạo thành từ nhiều âm khác nhau được trộn lại.

"Một âm thanh đạt đến 49,8 kHz khi những con hải cẩu sử dụng nhiều âm. Tiếng ồn tạo ra có thể vượt quá 200 kHz. Điều này vượt xa khả năng nghe của mèo, chó và thậm chí một số loài dơi", các nhà nghiên cứu cho biết.

Bí ẩn đằng sau tất cả những thông tin liên lạc tần số cao này là gì? Các nhà nghiên cứu đến nay vẫn chưa làm rõ được.

Về mặt lý thuyết, những tiếng động có liên quan đến định vị bằng tiếng vang, loại sóng siêu âm sinh học mà các loài động vật như cá heo và dơi sử dụng để tìm đường xung quanh những nơi tối tăm. Nhưng cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy hải cẩu sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang.

Hải cẩu là một nhóm của liên họ Chân vịt (Pinnipedia). Chúng được phân loại nhờ... tai: họ hải cẩu Phocidae không có tai (gồm báo biển, hải cẩu sư...) còn họ Otariidae có tai ngoài (gồm sư tử biển, voi biển...).

Với đôi mắt to tròn, long lanh và khuôn mặt dễ thương như những chú cún, hải cẩu nổi tiếng là loài động vật “ngây thơ lừa tình”.

Chúng có mặt ở khắp các đại dương trên thế giới, từ vùng lạnh giá toàn băng đến những bãi biển ngập nắng xứ Hawaii, nhờ vào khả năng thích nghi môi trường cực kỳ đáng nể.

Ngoài bộ lông và lớp mỡ dày, hải cẩu còn có thể tự điều chỉnh lưu lượng máu tới bề mặt da để giữ nhiệt trong thời tiết lạnh. Ngược lại, ở những vùng ấm áp, máu được lưu chuyển khắp cơ thể khiến thân nhiệt tỏa bớt ra môi trường.

Để thúc đẩy sự hình thành lớp mỡ, hải cẩu cái cung cấp cho con mình loại sữa “siêu bổ dưỡng” với hơn 50% chất béo. Nhờ vậy mà các chú hải cẩu con thường phổng phao rất nhanh (có thể tăng tới 2kg mỗi ngày).

Hải cẩu sống chủ yếu dưới nước, song chúng sinh sản và nuôi con trên bờ. Nếu chưa đủ trưởng thành, hải cẩu con có thể... chết đuối khi xuống nước.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khoa-hoc-bo-tay-voi-tieng-on-sieu-am-cua-hai-cau-duoi-nuoc-1490832.html