Khó tin cách Liên Xô qua mặt Đức quốc xã bảo vệ di tích Leningrad

Đức quốc xã vây hãm thành phố Leningrad của Liên Xô từ năm 1941 - 1944. Trước các cuộc tấn công dữ dội của quân Đức, giới chức Leningrad có một giải pháp nhằm bảo vệ các công trình quan trọng không bị phá hủy.

Sau khi bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, quân đội Đức quốc xã thực hiện cuộc vây hãm thành phố Leningrad (nay là St.Petersburg) trong 872 ngày (từ ngày 8/9/1941 - 27/1/1944).

Sau khi bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, quân đội Đức quốc xã thực hiện cuộc vây hãm thành phố Leningrad (nay là St.Petersburg) trong 872 ngày (từ ngày 8/9/1941 - 27/1/1944).

Trong gần 900 ngày, lực lượng phát xít Đức sử dụng hàng tấn bom đạn tấn công Leningrad nhằm chiếm được thành phố này của Liên Xô.

Trước cuộc tấn công xâm lược của đội quân do Hitler chỉ huy, quân và dân Liên Xô tập hợp lực lượng và sử dụng mọi nguồn lực, vũ khí, đạn dược để bảo vệ quê hương cũng như đẩy lui quân địch ra khỏi lãnh thổ.

Song song với đó, giới chức Liên Xô cũng đưa ra một giải pháp nhằm bảo vệ các di tích lịch sử, tòa nhà quan trọng ở Leningrad khỏi bị phá hủy bởi các đợt không lực và pháo kích của quân Đức.

Liên Xô thực hiện kế hoạch này vì Đức quốc xã thường tấn công các mục tiêu quan trọng ở Leningrad như nhà thờ, tòa nhà chính quyền, các trung tâm chỉ huy...

Xuất phát từ điều này, các kiến trúc sư, chuyên gia nghệ thuật, họa sĩ... sử dụng tài năng của mình để ngụy trang cho những di tích, tòa nhà quan trọng ở Leningrad.

Họ sử dụng các tấm vải cỡ lớn phủ lên toàn bộ công trình này. Trên tấm vải đó, họa sĩ sẽ vẽ nhà cửa, đường phố hay khu vực đất trống trông sống động như thật.

Toàn bộ quá trình được đội ngũ chuyên gia của Liên Xô tiến hành bí mật vào buổi tối để tránh bị kẻ thù phát hiện.

Nhờ kế hoạch này, quân Đức quốc xã không đánh bom những di tích lịch sử, công trình quan trọng ở Leningrad như các nhà thờ cổ hàng trăm tuổi đã được ngụy trang thành những ngôi nhà, con phố hết sức bình thường.

Tuy nhiên, một số công trình, di tích lịch sử quan trọng ở Leningrad vẫn khó tránh được bom đạn của quân Đức nên bị hư hại một phần. Khi chiến tranh kết thúc, chính quyền và người dân thực hiện cuộc tái thiết và trùng tu các công trình này. Nhờ vậy, nhiều di tích lịch sử ở thành phố tồn tại đến ngày nay.

Mời độc giả xem video: Chiêm ngưỡng những cánh đồng bất tận của nước Nga. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo RBTH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kho-tin-cach-lien-xo-qua-mat-duc-quoc-xa-bao-ve-di-tich-leningrad-1506273.html