Khó khăn tứ phía

Ngày 25-12, Tổng thống Iran Hassan Rouhani trình dự thảo ngân sách quốc gia thường niên 4.700 tỷ rial (khoảng 47 tỷ USD) lên Quốc hội, một con số khá khó khăn trong bối cảnh chính phủ nước này phải đối mặt với những thách thức kinh tế cấp bách.

Ngày 25-12, Tổng thống Iran Hassan Rouhani trình dự thảo ngân sách quốc gia thường niên 4.700 tỷ rial (khoảng 47 tỷ USD) lên Quốc hội, một con số khá khó khăn trong bối cảnh chính phủ nước này phải đối mặt với những thách thức kinh tế cấp bách.

Đồng nội tệ rial mất khoảng 50% giá trị so với đồng USD kể từ khi Tổng thống Donald Trump hồi tháng 5 tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân ký hồi năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Tehran. Động thái này đẩy giá cả leo thang và ngăn phần lớn hoạt động đầu tư nước ngoài vào Iran mà Tổng thống Rouhani từng kỳ vọng thu hút được. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng nền kinh tế Iran sẽ giảm đến 3,6% trong năm tới. Trong tuyên bố của mình, nhà lãnh đạo Iran thừa nhận các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ ảnh hưởng đời sống của người dân cũng như đà tăng trưởng của nước Cộng hòa Hồi giáo nhưng khẳng định đòn trừng phạt này sẽ không thể bắt chính phủ Iran đầu hàng. Và thực tế cũng vậy. Bất ổn kinh tế Iran không chỉ đến từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thứ nhất là khó khăn trong ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là “vấn đề lớn nhất - chồng chất với tài sản ảo và các khoản nợ xấu”. Các ngân hàng phát hành các gói tín dụng cho vay quy mô lớn dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad mà không quan tâm liệu những khoản vay này có được hoàn trả hay không. Trong bối cảnh thiếu tiền một cách tuyệt vọng, các ngân hàng đã cố gắng thu hút dòng tiền gửi mới với lãi suất từ 30% trở lên. Mặc dù giải pháp này giúp cung cấp nguồn thanh khoản rất cần thiết ban đầu, nhưng lãi suất từ các khoản tiền gửi này chỉ khiến các ngân hàng càng thêm bất ổn. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đang phải gánh những tài sản không thể bán được sau khi bơm tiền vào dự án xây dựng tràn lan, vốn đã bị “kiệt sức” trong khoảng năm 2013.

Thứ hai là các cuộc khủng hoảng kinh tế. Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã thúc đẩy một cuộc chạy đua nhằm vào đồng rial, nhưng không phải là yếu tố duy nhất gây ra sự yếu kém của đồng tiền này. Vào tháng 9, thống đốc ngân hàng trung ương Abdolnasser Hemmati thay vào đó đổ lỗi cho “sự tăng trưởng khủng khiếp trong nguồn cung tiền”. Dữ liệu cho thấy lượng tiền mặt chảy xung quanh nền kinh tế Iran đã tăng 24% mỗi năm trong 4 năm qua. Công dân nước này từ lâu đã thay đổi tiền gửi tiết kiệm từ đồng rial sang đồng USD. Và khi Mỹ tuyên bố áp đặt lại các biện pháp trừng phạt gây áp lực nghiêm trọng kinh tế Iran, phản ứng của chính phủ là một mớ hỗn độn, khiến mọi việc rơi vào khủng hoảng. Hiện nay, giá cả đã tăng lên do chi phí thực phẩm và đồ uống tăng 60% trong năm qua, tính đến tháng 11.

Và cuối cùng là sự nắm quyền của nhà nước. Mặc dù Iran nỗ lực tư nhân hóa, phần lớn nền kinh tế nước này vẫn nằm trong tay nhà nước. Điều này đã bóp nghẹt khu vực tư nhân, nơi đấu tranh để thu hút đầu tư và cạnh tranh cho các dự án.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_200173_kho-khan-tu-phia.aspx