Khinh hạm Đức tới Biển Đông: Tàu chiến nào được lựa chọn?

Hải quân Đức vừa tuyên bố sẽ cử một khinh hạm tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đi qua khu vực biển Đông vào mùa hè này; câu hỏi đặt ra ở đây là, tàu chiến nào của Đức sẽ được lựa chon?

Theo thông tin vừa được truyền thông Đức đăng tải, vào tháng 8 năm nay, Hải quân Đức sẽ cử tàu chiến tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tham gia tuần tra chung với hải quân Mỹ, Pháp nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực này.

Theo thông tin vừa được truyền thông Đức đăng tải, vào tháng 8 năm nay, Hải quân Đức sẽ cử tàu chiến tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tham gia tuần tra chung với hải quân Mỹ, Pháp nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực này.

Theo đó, một khinh hạm (frigate) sẽ được sử dụng trong chuyến tuần tra này. Tuy nhiên, không rõ khinh hạm nào của Đức sẽ được lựa chọn cho nhiệm vụ dài ngày này.

Hiện tại, trong biên chế lực lượng hải quân Đức chỉ có 10 khinh hạm, trong đó hiện đại nhất là các khinh hạm lớp Baden-Wurttemberg.

Các khinh hạm loại này của hải quân Đức được đánh số thân lần lượt từ F222 tới F225. Hiện tại chỉ có hai chiếc F222 và F223 đang phục vụ, hai chiếc còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Nhiều khả năng, Đức sẽ sử dụng loại khinh hạm này cho nhiệm vụ "xuyên lục địa" sắp tới. Với độ giãn nước tối đa 7200 tấn, loại khinh hạm này sẽ có dự trữ hành trình rất lớn, đủ để thực hiện một nhiệm vụ dài ngày trên biển.

Lớp khinh hạm thứ hai mà Hải quân Đức đang sử dụng trong biên chế là Sachsen. Berlin hiện đang sở hữu ba khinh hạm loại này, tất cả đều mới chỉ được nhập biên từ năm 2003 tới nay và đều còn rất mới.

Các khinh hạm lớp Sachsen của Hải quân Đức có độ giãn nước tối đa 5690 tấn, biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ 230 người kèm theo 13 thành viên phi hành đoàn trực thăng.

Tuy nhiên, loại khinh hạm này chỉ có khả năng hoạt động trên biển tối đa 21 ngày. Đơn giản là do lượng lương thực, thực phẩm và nước ngọt nó có thể mang theo là có hạn.

Lớp khinh hạm thứ ba mà Hải quân Đức đang sở hữu là Brandenburg. Đây là loại khinh hạm được Đức đóng mới trong giai đoạn từ năm 1992 tới năm 1996, chiếc cũ nhất cũng mới chỉ nhập biên năm 1994 - nghĩa là chưa hoạt động được 30 năm tuổi.

Loại khinh hạm này có thủy thủ đoàn tiêu chuẩn 193 người kèm theo 26 sĩ quan chỉ huy. Theo nhiều chuyên gia nhận định, khinh hạm lớp Brandenburg khó có thể thực hiện hải trình tới khu vực châu Á, do nó có dự trữ hành trình rất ngắn.

Trên lý thuyết, tối đa một tàu khinh hạm lớp Brandenburg chỉ có tầm hoạt động 7400 km. Tuy nhiên đây là trong điều kiện lý tưởng. Khi gặp phải sóng lớn và gió ngược, tầm hoạt động của khinh hạm này có thể sẽ còn ngắn hơn nhiều.

Và cuối cùng là chiếc khinh hạm F214 Lubeck - khinh hạm cuối cùng của Hải quân Đức được đóng theo lớp Bremen. Trong quá khứ, Đức từng sở hữu 8 khinh hạm loại này, tới nay đã có 7 chiếc được cho về hưu.

Với độ giãn nước chỉ 3680 tấn, khinh hạm F214 của Đức có tầm hoạt động tối đa khoảng 7000 km và có thủy thủ đoàn đầy đủ 222 người.

Theo kế hoạch, Đức sẽ cho khinh hạm F214 về hưu vào năm 2022 tới đây. Nếu được lựa chọn cho hải trình tới biển Đông vào tháng 8 này, đây sẽ là hải trình cuối cùng mà tàu F214 có cơ hội tham gia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khinh hạm cũ nhất của Hải quân Đức chiếc F214 được đóng theo lớp Bremen.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khinh-ham-duc-toi-bien-dong-tau-chien-nao-duoc-lua-chon-1506060.html