Khi sinh viên ĐH Văn Lang khoe tài thiết kế thời trang, người xem cứ nghĩ đang dự show diễn nghệ thuật 'chất phát ngất'

Với tên chủ đề là 'WHEN FASHION MEETS ART', đây là đồ án cuối cùng trước thềm tốt nghiệp của sinh viên năm 4, khóa 21 ngành Thời trang của Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang.

Không giống như những năm trước, đây là lần đầu tiên đồ án của sinh viên được trình diễn tại cơ sở 3 ĐH Văn Lang - nơi có thiết kế đẹp và điều kiện vật chất siêu xịn mới đi vào hoạt động gần đây. Việc thay đổi môi trường học tập không là khó khăn của sinh viên ngành Thời trang. Bằng chứng là 14 đồ án đều rất ấn tượng.

Chiêm ngưỡng những thành quả lao động, sáng tạo của các bạn sinh viên ĐH Văn Lang, nhiều người còn lầm tưởng mình đang theo dõi những show thời trang tầm cỡ mang đậm hơi hướng nghệ thuật.

Được biết, các tác phẩm này là sự sáng tạo của sinh viên khóa 21 - năm cuối ngành Mỹ thuật Công nghiệp. Dưới đây là một số BST tiêu biểu:

Sinh viên Nguyễn Thành Đạt với BST: RẺO CAO The H'MONG Sprout

Ý tưởng của Đạt bắt nguồn từ những bài hát thiếu nhi trong vắt có mùi nương rẫy Tây Bắc. Nét nổi bật trong thiết kế của cậu là hình ảnh đi học của những em bé H'mông, mang trên vai cả núi rừng, cả niềm khao khát đến trường, cả ước mơ đươc lấp đầy bằng những tranh vẽ.

Thiết kế của Đạt khi kết hợp với những họa tiết nổi bật của dân tộc H'Mông mang lại cái nhìn đầy màu sắc và rực rỡ. “Rẻo Cao” là 2 tiếng chỉ đầy đủ vừa vặn cảm xúc của mình đặt vào đồ án này.

Trần Minh Phúc với BST: Plaster by Kecs

Nghệ thuật điêu khắc vải - Sculpteur Textile Art của nhà điêu khắc vải Anne-Valérie Dupond là nguồn cảm hứng chủ đạo trong đồ án lần này. Những tác phẩm của bà Anne-Valérie Dupond mang đến một sự sáng tạo mạnh liệt và sôi nổi, bằng cách sắp xếp ngẫu nhiên các tác phẩm điêu khắc lên nhau với những tỉ lệ khác nhau trên cơ thể người. Cách làm này sẽ tạo nên các bản thiết tế khác nhau đầy tính ngẫu hứng và gây ấn tượng về cấu trúc.

Anh Kiệt với BST: Ashes - Tro tàn

Đồ án lấy ý tưởng từ những sự kiện đốt sách được gọi là “Sự Thanh Trừng Văn Hóa” nổi tiếng vào thời Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc).

Đoàn Thị Trinh với BST: Dissect

Trinh sáng tạo BST này khi kết hợp giữa ý tưởng từ cấu trúc bộ xương người cùng phong cách thời Victorian (1890).

Huỳnh Thị Linh với BST: HARBIN

Khi xã hội càng hiện đại, người ta dễ dàng quên đi sự mộc mạc mà thiên nhiên mang lại. Chính bởi vì thế, đồ án này lấy cảm hứng từ một kiến trúc nổi bật được xem là: “Trung Tâm Thương Mại Tương Lai. Với thiết kế bên ngoài màu trắng bạc đầy nghệ thuật mang hơi hướng tương lai, BST này gây ấn tượng khi bên trong gần như làm hoàn toàn bằng gỗ đầy mộc mạc giản dị mang đầy hơi thở nghệ thuật.

Ngân - Aran cùng BST: Daruma

BST lấy cảm hứng từ búp bê Daruma, là một loại búp bê truyền thống của Nhật Bản, phỏng theo dung mạo của Bồ-đề-đạt-ma, người sáng lập ra môn phái Thiền tông. Loại búp bê này thường làm bằng gỗ, hình tròn, sơn đỏ, không có chân tay, khuôn mặt có mắt trống rỗng và có ria mép lớn màu đen.

Quỳnh Anh với BST: BIPOLAR DISORDER

Ý tưởng này bắt nguồn từ một chứng bệnh tâm lý được gọi là rối loạn lưỡng cực. Đây là một dạng bệnh lý tâm thần thể hiện sự thay đổi rõ rệt giữa hai trạng thái cảm xuc vui vẻ và buồn chán u uất.

Gia Bình với BST: Tengu

BST lấy ý tưởng từ vị thần Ootengu nửa người nửa quạ của Nhật Bản nhưng có sự biến tấu trang phục Hakama truyền thống khi kết hợp 1 chút nét suit của Tây Âu.

Kỳ Duyên với BST: Forgotten Party

Đồ án của sinh viên Kỳ Duyên lấy ý tưởng từ bữa tiệc trong đêm giáng sinh, bối cảnh tại Đan Mạch vào thế kỉ XXXIII.

Những bộ sưu tập thể hiện sự sáng tạo không giới hạn của sinh viên Văn Lang nói riêng và thế hệ người trẻ nói chung. Nhìn những thành quả này, rất nhiều người hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà thiết kế thời trang nổi bật, cá tính.

Tô Loan

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/sinh-vien-tv/khi-sinh-vien-dh-van-lang-khoe-tai-thiet-ke-thoi-trang-nguoi-xem-cu-nghi-dang-du-show-dien-nghe-thuat-chat-phat-ngat-3720588.html