Khi Sếp đi học

Trở thành lãnh đạo đồng nghĩa phải quản trị một nhóm khách hàng lớn, đội ngũ nhân viên cấp dưới, đồng thời phải ra nhiều quyết định quan trọng trong công ty

Câu chuyện về các CEO, nhà quản lý thành công trong công việc rồi quay trở lại giảng đường tiếp tục học tập trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người khác theo đuổi những giá trị tri thức mới cho công việc. Nhưng với những người thành đạt, thời gian vốn là “vàng”, vậy điều gì khiến họ tiêu tốn thời gian cho các khóa học như vậy?

Trước khi trở thành giám đốc kiểm toán của KPMG Việt Nam, anh Nguyễn Minh Hiếu đã có nhiều năm làm việc tại đây, trải qua hầu hết các vị trí từ thực tập sinh, nhân viên, trợ lý kiểm toán, phó - trưởng phòng đến trưởng phòng cao cấp… Vị trí giám đốc kiểm toán của anh tương đương với bậc thang lãnh đạo 8/9 tại KPMG, nhưng khi đạt được những bước tiến vững chãi trong nghề nghiệp như vậy, anh quyết định tiếp tục học MBA.

Anh chia sẻ: “Tôi cảm thấy mình cần phải tiếp tục đi học. Trở thành lãnh đạo đồng nghĩa phải quản trị một nhóm khách hàng lớn, đội ngũ nhân viên cấp dưới, đồng thời phải ra nhiều quyết định quan trọng trong công ty, mới thấy kinh nghiệm mình tự tích lũy được là chưa đủ. Kiến thức có thể đến từ nhiều nơi, tuy nhiên trường học sẽ nơi tuyệt vời giúp mình hệ thống hóa tư duy quản trị, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và có thêm những bài học kinh nghiệm từ chia sẻ của các chuyên gia, bạn học”.

Trở thành lãnh đạo đồng nghĩa phải quản trị một nhóm khách hàng lớn, đội ngũ nhân viên cấp dưới, đồng thời phải ra nhiều quyết định quan trọng trong công ty

Hàng năm tại Việt Nam, hàng ngàn người gia nhập các khóa học MBA với mong muốn nâng cao tri thức, trang bị năng lực quản lý, tìm kiếm công việc tốt hơn hay tìm cơ hội thăng tiến. Nhưng những người đã đạt được những vị trí nhất định như anh Hiếu không dễ dàng chia sẽ quỹ thời gian hay rời guồng công việc để quay lại trường học, nó phải được tiếp sức bởi những động lực lớn hơn, đòi hỏi chương trình MBA phải giàu tính cập nhật thực tiễn, đi trước những xu thế của thị trường và thời đại.

Bởi vậy chỉ có những chương trình đào tạo thật sự giải quyết được những vấn đề mà một nhà quản lý còn vướng mắc mới đủ sức kéo họ tới lớp. Đáp án đó nằm ở những kiến thức mới trong kinh doanh, quản trị nhân lực, tài chính, công nghệ, marketing… hay những mối quan hệ, những trải nghiệm quốc tế hữu ích, nhanh nhạy trước những biến động của các xu thế kinh doanh hiện đại.

Anh Hiếu cho biết, phải mất nhiều năm khảo sát các chương trình đào tạo sau đại học mới quyết định chọn chương trình EMBA được Đại học RMIT thiết kế “dành riêng cho sếp”, quy tụ được nhiều quản lý từ các tổ chức, tập đoàn lớn như Nielsen, HSBC, ANZ… Không chỉ những kiến thức về môi trường kinh doanh trong nước, chương trình còn cập nhật nhanh chóng các kiến thức quốc tế và hoàn toàn do giảng viên nước ngoài giảng dạy. “Cùng học với tôi là những nhân vật đứng mũi chịu sào của các doanh nghiệp mà những bí quyết, những bài học xương máu để đi đến thành công của họ không phải ở đâu mình cũng được nghe giãi bày. Thầy giáo chỉ cho mình cách thức, còn bạn học sẽ cho mình kinh nghiệm”, anh Hiếu chia sẻ.

Một giờ học tại lớp EMBA Đại học RMIT Việt Nam

Để thành công trong môi trường hội nhập đầy tính cạnh tranh như hiện nay, kiến thức chuyên môn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi trở thành một lãnh đạo, nó chỉ là một phần của công việc, nên thực tế cho thấy nhiều người chuyên môn rất giỏi nhưng lại chưa thể là một người “sếp” tuyệt vời. Trong khi với một nhân viên, mục tiêu nghề nghiệp của họ nằm ở hiệu quả công việc mang tính cá nhân, thì một người ở vị trí lãnh đạo đòi hỏi những kỹ năng về dẫn dắt đội ngũ, khơi dậy tiềm lực của cấp dưới và định hướng chiến lược phát triển cho công ty.

Theo nhận định của các chuyên gia, một nhà lãnh đạo tài năng ngoài năng khiếu bẩm sinh cần một quá trình học tập có định hướng. Việc học với hàm nghĩa rất rộng, có thể là tham khảo sách báo, Internet, học hỏi kỹ năng quản lý từ cấp trên và từ những nhà quản lý giỏi khác. Tuy nhiên cách học được nhiều quản lý cấp cao lựa chọn hiện nay lại vô cùng truyền thống, đó là đến trường.

Theo ông Victor Kane, trưởng Khoa Đào tạo Sau Đại học tại RMIT Việt Nam, một điểm đặc biệt trong chương trình EMBA là học viên thường xuyên được tiếp xúc với các tình huống giả định, được lấy từ chính những thách thức và khó khăn mà một doanh nghiệp đang phải đối mặt, từ đó học viên có thể đưa ra các giải pháp, phân tích tình hình kinh doanh hay đề xuất các kế hoạch Marketing để tối ưu hóa lợi nhuận…

Một trong những dự án mà học viên khóa học EMBA tại RMIT Việt Nam vừa được thực hiện là làm việc theo nhóm để đưa ra những chiến lược Marketing và kênh phân phối mới nhằm tăng năng suất tiêu thụ sản phẩm cho Công ty TNHH Khí Đa Lợi - chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khí công nghiệp. Qua đó, học viên không những rút ra được những bài học kinh nghiệm tương đồng để ứng dụng cho mô hình kinh doanh của mình, mà còn học hỏi được rất nhiều từ các bạn học là các CEO, CFO hay Kiểm toán viên của các công ty, tập đoàn cao cấp.

Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Cấp quản lý) (EMBA) được thiết kế để đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cấp quản lý thông qua các bài tập thực tế được đúc kết từ chính các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Để tốt nghiệp, học viên cần hoàn thành 12 môn học chính như: Tư duy thiết kế trong kinh doanh, Lãnh đạo và Quản trị nhân lực, Kế toán trong các quyết định chiến lược, lập chiến lược kinh doanh, Tham quan học tập tại nước ngoài…Tìm hiểu thêm về các chương trình Thạc sĩ tại RMIT Việt NamRMIT Melbourne.

Minh Hoàng

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/khi-sep-di-hoc-3326637/