Khi phụ nữ cầm vô lăng…

'Lại là phụ nữ lái xe đây mà!' - Không ít người sẽ thốt lên như vậy khi nghe tin một vụ tai nạn giao thông mà người cầm lái lại là phụ nữ.

Một số nghiên cứu khoa học cho rằng, khả năng phán đoán, kỹ năng xử lý sự cố bất ngờ khi tham gia giao thông của phụ nữ luôn kém hơn đàn ông (Ảnh minh họa)

Một số nghiên cứu khoa học cho rằng, khả năng phán đoán, kỹ năng xử lý sự cố bất ngờ khi tham gia giao thông của phụ nữ luôn kém hơn đàn ông (Ảnh minh họa)

Xu hướng đó cũng không phải là một sự kỳ thị tiềm ẩn của các đấng mày râu, đôi khi nó được lập trình với những lớp thông tin có tính sàng lọc. Cụ thể, rất nhiều đàn ông cho rằng bàn tay mũm - mĩm - búp - măng của đa phần phụ nữ chỉ nên đặt tay lên những món đồ hiệu, đếm tiền chồng đưa hay vắt sữa cho con.

Thật ra lý lẽ của đàn ông không phải là những căn cứ vô cớ. Chẳng thế mà thế giới rộng lớn, khác văn hóa lẫn màu da thì phụ nữ vẫn được coi là phái yếu. Một số nghiên cứu nghiêm cẩn của khoa học cho rằng, khả năng phán đoán của phụ nữ luôn kém hơn đàn ông. Đi cùng với đó là kỹ năng xử lý sự cố bất ngờ, nhất là giữa giao thông hỗn loạn phụ nữ vẫn có những thảng thốt, loạng choạng riêng của giới tính.

Người Việt quen dần với phụ nữ sau tay lái cùng với sự phát triển của kinh tế và địa vị của mình. Đặc biệt trong mỗi tổ ấm, kinh tế quyết định chính trị. Khi phụ nữ làm chủ kinh tế họ cũng có khả năng vươn lên làm chủ gia đình. Họ thậm chí quyết định luôn cả việc mua xe gì, giá bao nhiêu… còn ý kiến của chồng đôi khi chỉ mang tính tham khảo cho có vẻ dân chủ mà thôi.

“Một số nghiên cứu nghiêm cẩn của khoa học cho rằng, khả năng phán đoán của phụ nữ luôn kém hơn đàn ông. Đi cùng với đó là kỹ năng xử lý sự cố bất ngờ, nhất là giữa giao thông hỗn loạn phụ nữ vẫn có những thảng thốt, loạng choạng riêng của giới tính”.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh

Trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam ở nhiều khuất lấp làng quê vẫn có câu nói rằng: “Mẹ đánh không đau bằng ngồi sau con gái”. Khi các cụ nghĩ ra câu nói đó thì ô tô còn là thứ khoa học viễn tưởng mà trí não chưa chạm tới. Bởi vậy, từ đó hàm nghĩa ám chỉ phương tiện lưu thông ban đầu là xe đạp, phát triển hơn nữa là xe máy.

Khi có một cặp gái trai, đàn ông phải là “cán bộ đường lối”, phụ nữ sẽ được ưu ái ngồi sau. Lâu lâu hoặc thỉnh thoảng vòng tay qua eo chàng trai, buông những lời thánh thót, khi ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bây giờ giao thông thành phố đã chật ních ô tô, câu nói ngày xưa của các cụ vẫn nằm trong tiềm thức suy nghĩ của rất nhiều người. Dù không phải ngồi ghế sau khi phụ nữ cầm lái, nhưng ngồi cạnh một người phụ nữ lái xe là vợ mình ngày này qua ngày khác chắc cũng chẳng vẻ vang gì lắm.

Trong cuốn sách “Cuộc chiến trong phòng ngủ”, 2 tác giả là Barbara và Allan Pease đưa ra một dẫn chứng rất hùng hồn và sinh động. Theo đó, một nghiên cứu về hồ sơ bảo hiểm của 2,3 triệu người Anh lái xe trong năm 2000 phát hiện ra rằng 25,5% lái xe là phụ nữ đòi tiền bảo hiểm trong 4 năm gần đây, trong khi ở nam giới là 18,6%.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh

“Có thể dễ dàng đi đến kết luận rằng phụ nữ là những lái xe tệ hơn cánh đàn ông nhưng điều tra chi tiết lại hé mở một câu chuyện khác” - tác giả cho hay. Câu chuyện khác đó chính là phụ nữ lái xe cẩn thận hơn thậm chí họ cẩn thận gấp đôi trước khi đi vào các khúc quanh hoặc nhiều khi đứng đợi ở đường mà chả có gì phải đợi cả.

Phụ nữ gây tai nạn nhiều hơn nhưng tiền trả bảo hiểm của họ thấp hơn vì chủ yếu chi trả cho va chạm và cào xước. Còn đối với đàn ông, đa số chi trả cao hơn và hư hại hoàn toàn bởi lượng tác động của họ bỏ ra quá nhiều vào bàn đạp. Từ đó, tác giả cuốn sách đưa ra nhận định: Phụ nữ đưa ra nhiều yêu cầu chi trả bảo hiểm hơn nhưng nam giới lái xe nguy hiểm hơn.

Chưa hết, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những phụ nữ đã ly hôn dường như gây ra va chạm nhiều hơn so với phụ nữ có gia đình. Người viết bài này cũng chưa có điều kiện để tiếp cận nghiên cứu kia một cách đầy đủ như tác giả cuốn sách, tuy nhiên theo một số đàn ông đã lập gia đình ở Việt Nam, phụ nữ đã ly hôn thường không có chồng để trút giận nên họ để hết vào chân ga. Đôi khi họ còn nhầm cả chân ga lẫn chân phanh. Ở một chiều nghiêm khắc khác, nghiên cứu kia có vẻ được thực hiện ở Anh, một quốc gia có khá nhiều khác biệt với Việt Nam trên cả phương diện con người lẫn đường phố.

Và cũng có một điều chắc chắn rằng, ở nước Anh xa xôi ấy đường phố không có “Ninja Lead”, một số “anh hùng bàn phím” còn trịnh trọng cho rằng, đó phải là một “đặc sản” đường phố rất thuần Việt của chúng ta. Chưa nói đến những nguy hiểm họ có thể gây ra, nhiều hành động ngẫu hứng như nhà thơ buông vần của họ cũng đem lại những phút giây giải trí không kém gì Táo quân, dù năm nay không lên sóng.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/oto-xe-may/khi-phu-nu-cam-vo-lang/834474.antd