Khi ông Kim Jong-Un gặp ông Putin!

Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công ngoại giao quyến rũ của mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Tổng thống Moon Jae-in, Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Kim Jong-un đã gặp đến 3 lần.

Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công ngoại giao quyến rũ của mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Tổng thống Moon Jae-in, Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Kim Jong-un đã gặp đến 3 lần. Nhưng cho đến nay, ông Kim Jong-un chưa gặp nhà lãnh đạo được đánh giá là quyền lực nhất thế giới – Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhưng có lẽ, điều đó có thể sẽ sớm thay đổi. Mới đây, đại sứ Nga tại Triều Tiên, Alexander Matsegora cho biết, hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước đã “nằm trong chương trình nghị sự”. Thật sự có rất nhiều mong đợi cho một hội nghị thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và ông Putin, nhưng vẫn chưa có ngày giờ rõ ràng. Trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi cuối tháng 5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói bóng gió về việc sẽ nỗ lực giảm bớt các hình thức trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, Đại sứ Matsegora nhấn mạnh, Moscow sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình theo các nghị quyết trừng phạt mà HĐBA LHQ thông qua vào năm ngoái. Chẳng hạn như, ông Matsegora nói rằng, Nga sẽ cho hồi hương tất cả lao động Triều Tiên làm việc ở nước này theo các yêu cầu của Nghị quyết 2356, được thông qua vào tháng 6-2017.

Mối quan hệ giữa Nga và Triều Tiên vẫn gần gũi trong những năm gần đây. Mặc dù mối quan hệ kinh tế của Bình Nhưỡng với Moscow không còn quan trọng như mối quan hệ của nó với Bắc Kinh, Nga đang tìm cách thay đổi. Nếu chính sách ngoại giao giữa Hàn Quốc và chính sách ngoại giao Mỹ-Triều dẫn đến kết quả như mong đợi, Moscow có thể tự hưởng lợi từ một thời kỳ kinh tế mở cửa ở Triều Tiên. Hồi tháng 4, ông Kim Jong-un công bố “chiến lược mới” cho đất nước, trong đó sẽ tập trung vào phát triển kinh tế. Ở cấp độ cao hơn, Nga sẽ quyết tâm chứng minh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho ngoại giao ở Đông Bắc Á qua việc giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên. Năm ngoái, Tổng thống Putin cùng với nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lấy lòng Bình Nhưỡng khi ủng hộ đề xuất “đóng băng kép” theo đó Triều Tiên sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa trong khi Mỹ-Hàn những các cuộc tập trận quân sự lớn.

Nga từ lâu là một nhân tố quan trọng trong các nỗ lực đa phương khu vực để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây là một trong 6 quốc gia tham gia vào quá trình đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên, bàn đàm phán vốn bị đổ vỡ từ năm 2008 cho đến nay. Và giờ đây, mọi kỳ vọng đang đặt vào Nga, vào cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Putin-Kim Jong-un, nhất là khi Moscow vẫn luôn đặt mục tiêu khôi phục lại bàn đàm phán này.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_193315_khi-ong-kim-jong-un-gap-ong-putin-.aspx