Khi khách 'VIP' đặt hàng

Doanh nghiệp được cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng để nâng cao năng suất lao động, người lao động có được vị trí việc làm tốt, thu nhập cao và đóng góp cho Nhà nước thông qua những khoản thuế.

SV nghề Điện lạnh được đào tạo theo chương trình chuyển giao từ Viện Đào tạo Chisholm tại Trường CĐ Cơ điện Bắc Ninh

SV nghề Điện lạnh được đào tạo theo chương trình chuyển giao từ Viện Đào tạo Chisholm tại Trường CĐ Cơ điện Bắc Ninh

Phản ánh nhu cầu trong đào tạo

Là một đối tác quan trọng trong lĩnh vực GDNN của Việt Nam, Học viện Chisholm (Australia) đã chuyển giao 12 bộ chương trình, giáo trình đạt tiêu chuẩn Australia. Hệ thống chuyển giao này đang được áp dụng đào tạo thí điểm tại 25 cơ sở GDNN tại Việt Nam.

Đến nay, công tác chuyển giao 12 bộ chương trình và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đã hoàn tất, Học viện Chisholm đang hợp tác với Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) triển khai chương trình đào tạo thí điểm 12 nghề tại 41 lớp/25 trường CĐ nghề tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2019. Cụ thể, các cơ sở này sẽ đào tạo, cấp chứng chỉ giáo viên theo tiêu chuẩn Australia. SV ra trường sẽ được đánh giá, cấp bằng theo tiêu chuẩn của Học viện Chisholm.

Hiện đã có tổng số 318 giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ để giảng dạy theo quy định của Australia, trong đó có 193 giáo viên đã được Học viện Chisholm kiểm định, đánh giá và đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ năng lực để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo thí điểm theo quy định. Về cơ bản, các trường đã đáp ứng đủ số lượng giáo viên giảng dạy chuyên môn cho đào tạo thí điểm. Đến nay đã có 769 SV trên tổng số 888 SV của 41 lớp theo kế hoạch đã kết thúc học kỳ 1. Kết quả học kỳ 1, 100% SV đạt yêu cầu, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm hơn 70%…

“Quan hệ đối tác trong kỹ năng lao động là kết quả của HSSV khi họ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của gia đình và xã hội. Qua trao đổi với các HSSV Việt Nam, tôi nhận được sự đánh giá cao của họ đối với kết quả thu được từ chương trình đào tạo” - TS Richard Ede chia sẻ.

Đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề

HSSV học nghề được định hướng những kỹ năng lao động để thực hiện khát vọng và ước mơ của mình. Xây dựng quan hệ đối tác thành công để đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề cho doanh nghiệp chính là điểm cốt lõi.

TS Richard Ede, Giám đốc điều hành Viện Đào tạo Chisholm cho rằng: Chiến lược đặt ra, cần tập trung vào hiệu quả của hệ sinh thái kỹ năng đang vận hành cùng với khát vọng và mong muốn của SV. Chính phủ nhìn nhận về dự báo của thị trường lao động và những lợi ích quốc gia để phát triển chính sách đào tạo nghề, hệ thống và quy trình để đáp ứng nhu cầu nhân lực của quốc gia; Xây dựng năng lực và nâng cao chất lượng, vị thế của các cơ sở GD-ĐT; Hệ thống lại các cơ sở GDNN để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và đặt ra khung quản lý và cơ chế tham vấn cần thiết để đảm bảo một hệ thống bền vững.

Doanh nghiệp được xem như một khách hàng, cơ sở đào tạo phải xác định được những kỹ năng và năng lực còn thiếu dựa vào những yêu cầu về năng lực đối với lực lượng lao động, từ đó xây dựng những giải pháp đào tạo theo nhu cầu khách hàng, thiết kế chương trình đào tạo cụ thể cho từng ngành; khả năng của giảng viên và giảng viên hạt nhân; xây dựng năng lực, sự ổn định và năng suất cho lực lượng lao động.

Theo

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/khi-khach-vip-dat-hang-3949344-b.html