Khi hết hôn với người dân tộc sẽ đặt tên con theo họ mẹ hay cha?

Việc kết hôn với người dân tộc và sinh con nhưng nhà vợ kiên quyết con phải theo họ mẹ, thì người cha phải làm gì?

Hỏi:

Tôi là người dân tộc Kinh và chuyển vào làm ăn ăn sinh sống được 10 năm ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Năm 2015, tôi kết hôn với một người phụ nữ dân tộc Ê đê. Cuối tháng 2 vừa rồi, gia đình tôi đón đứa con đầu lòng. Nhưng đến giờ tôi vẫn chưa làm giấy khai sinh cho cháu được. Vì gia đình vợ tôi kiên quyết phải đặt tên con theo họ mẹ, trong khi gia đình tôi thì lại muốn con phải theo họ cha. Vậy thưa Luật sư, tôi muốn biết pháp luật hiện nay cho phép con phải theo họ của người cha hay họ của người mẹ?

Hải Nam (Phú Yên)

Trả lời:

Tại Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền có họ, tên như sau:

“1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Luật sư Lê Thị Hồng Vân - Công ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch cũng quy định như sau:

“1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.

Căn cứ theo các quy định trên, pháp luật không bắt buộc con phải theo họ cha hoặc họ mẹ. Cha mẹ hoàn toàn được tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc đặt họ, tên cho con. Trường hợp nếu không thỏa thuận được thì họ của con được xác định theo tập quán. Và tập quán này được hiểu là tập quán nơi đứa trẻ sinh ra. Nếu tập quán ở đó là họ của con được đặt theo họ của cha thì đứa trẻ sẽ mang họ của cha. Ngược lại, nếu tập quán nơi đó là họ của con được đặt theo họ của mẹ thì đứa trẻ sẽ mang họ mẹ.

Video Tặng bằng khen cho thanh niên cứu cô gái nhảy cầu tự tử

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/khi-het-hon-voi-nguoi-dan-toc-se-dat-ten-con-theo-ho-me-hay-cha-d125863.html