Khi chúng ta ngủ, cơ thể và não bộ thay đổi thế nào?

Khi chúng ta ngủ, não bộ và cơ thể chúng ta thay đổi thế nào? Hãy cùng khám phá những điều mà trang web MD bật mí về những gì diễn ra trong giấc ngủ.

Ngủ tích cực

Các nhà khoa học từng nghĩ rằng mọi người không hoạt động thể chất và tinh thần trong lúc ngủ. Nhưng điều đó không đúng. Cả đêm dài, cơ thể và bộ não vẫn làm khá nhiều công việc quan trọng cho sức khỏe của chúng ta. Có hai hình thái ngủ là REM (chuyển động mắt nhanh) và Non-REM lần lượt thay đổi trong quá trình ngủ.

Non-REM Sleep

Bạn bắt đầu giấc ngủ đêm trong trạng thái Non-REM. Trong giai đoạn này, não bộ ít nhạy cảm hơn với thế giới bên ngoài, và rất khó để thức dậy. Suy nghĩ và hầu hết các chức năng cơ thể đều chậm lại.

Giai đoạn REM

Giai đoạn này có tên là “chuyển động mắt nhanh" là vì mắt vẫn di chuyển qua lại phía sau mi mắt đóng kín. Bạn sẽ mơ trong giai đoạn này. Mạch, nhiệt độ cơ thể, hơi thở và huyết áp tăng lên như mức ban ngày. Hệ thống thần kinh giao cảm cùng với các phản ứng tự động như rất tích cực, trong khi cơ thể vẫn gần như hoàn toàn tĩnh lặng.

 Giai đoạn REM có nghĩa là “chuyển động mắt nhanh) - vì mắt vẫn di chuyển qua lại phía sau mi mắt đóng kín

Giai đoạn REM có nghĩa là “chuyển động mắt nhanh) - vì mắt vẫn di chuyển qua lại phía sau mi mắt đóng kín

Chu kỳ giấc ngủ

Bạn thường đi qua tất cả các giai đoạn ngủ ba đến năm lần một đêm. Giai đoạn REM đầu tiên có thể chỉ là một vài phút, nhưng được lâu hơn với mỗi chu kỳ mới, lên đến khoảng một nửa giờ. Và nếu bạn bị mất ngủ vì bất cứ lý do gì, cơ thể bạn sẽ cố gắng làm cho nó ngủ trở lại vào tối hôm sau.

Thân nhiệt

Thân nhiệt giảm xuống một vài độ khi bạn buồn ngủ trước khi ngủ và hạ xuống thấp nhất khoảng 2 giờ trước khi bạn tỉnh dậy. Trong giấc ngủ REM, não bộ thậm chí tắt nhiệt kế cơ thể. Đó là khi nhiệt độ trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn.

Nhịp thở

Nhịp thở thay đổi rất nhiều so với khi bạn tỉnh táo. Khi bạn chìm vào giấc ngủ sâu, bạn thở chậm hơn nhưng sau đó, khi bước vào giai đoạn REM, hơi thở của bạn sẽ lại nhanh hơn và thay đổi nhiều hơn.

Nhịp tim

Giấc ngủ sâu, Non-REM làm giảm nhịp tim và huyết áp, giúp tim và mạch máu có cơ hội nghỉ ngơi và hồi phục. Nhưng trong thời gian REM, các chỉ số này sẽ tăng trở lại hoặc thay đổi.

Hoạt động trí não

Khi bạn nhắm mắt và bắt đầu trôi vào giấc ngủ Non- REM, các tế bào não sẽ lắng xuống so với mức hoạt động ban ngày và bắt đầu bắn theo một mô hình ổn định, nhịp nhàng hơn. Nhưng khi bạn bắt đầu mơ, các tế bào não sẽ kích hoạt một cách chủ động và ngẫu nhiên. Trong thực tế, trong giấc ngủ REM, hoạt động của não giống như khi bạn tỉnh táo.

Giấc mơ

Giấc mơ luôn là điều bí ẩn mà các nhà khoa học đang tìm lời giải

Mặc dù chúng ta đã nói về những giấc mơ trong hàng nghìn năm qua nhưng chúng vẫn là một bí ẩn theo nhiều cách. Không rõ nguyên nhân gây ra những giấc mơ nhưng chúng phổ biến nhất trong giấc ngủ REM, bạn cũng có thể mơ trong các giai đoạn ngủ khác. Khủng hoảng ban đêm - khi mọi người dường như tỉnh táo và khóc trong sợ hãi hoặc hoảng loạn - thường xảy ra trong trạng thái ngủ sâu hơn.

Thời gian sửa chữa

Trong giấc ngủ sâu, cơ thể bạn hoạt động để sửa chữa cơ bắp, cơ quan và các tế bào khác. Hóa chất tăng cường hệ thống miễn dịch bắt đầu lưu thông trong máu.

Lấy “rác” ra

Đó là những gì các nhà khoa học nghĩ về chức năng nhiệm vụ của REM. Nó giúp não xóa đi những thông tin không cần. Sau một đêm ngon giấc, bạn sẽ dễ dàng giải quyết một vấn đề, trí nhớ và việc thực hiện các nhiệm vụ cũng tốt hơn.

Brainstem (hành não)

Khu vực này đóng một vai trò quan trọng trong nhiều phần của giấc ngủ. Nó thông tin tới vùng dưới đồi, một cấu trúc não khác, để giúp bạn trôi vào giấc ngủ và thức dậy. Và trong giấc ngủ REM, hành não cũng gửi tín hiệu để làm tê liệt tạm thời các cơ bắp di chuyển cơ thể, cánh tay và chân của bạn. Điều đó khiến bạn không thể thực hiện được giấc mơ.

Hormone Symphony

Khi ngủ, cơ thể bạn tăng một số hormone đồng thời lại giảm một số khác. Ví dụ, mức độ hormone tăng trưởng tăng lên, và cortisol, được gắn với stress, lại giảm xuống. Một số nhà khoa học nghĩ rằng chứng mất ngủ có thể liên quan đến một vấn đề với hệ thống tạo hormone của cơ thể bạn. Ngoài ra, việc thiếu ngủ có thể gây rối loạn với các hormone môn kiểm soát cơn đói - leptin và ghrelin - và làm thay đổi lượng ăn khiến bạn tăng cân.

Lê Na (Theo MD)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/khoe-a-z/khi-chung-ta-ngu-co-the-va-nao-bo-thay-doi-the-nao-801913.html