Khi bản lĩnh của Ai Cập không thắng được sự ranh mãnh của Israel

Cuộc chiến trên bầu trời bán đảo Sinai, là cuộc chiến giữa máy bay chiến đấu hiện đại của Israel và những hệ thống tên lửa từ không đối không của Ai Cập, đây là chìa khóa để xác định kết quả của Chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Để hỗ trợ lực lượng mặt đất của quân đội một số nước Ả Rập, chống lại các cuộc tấn công của máy bay Israel, bao gồm một số máy bay như Mirage F2, được chế tạo đặc biệt cho vai trò tấn công mặt đất, Liên Xô đã chuyển giao cho các đồng minh của mình các hệ thống tên lửa S-75 và S-125, được đánh giá là hiện đại khi đó.

Để hỗ trợ lực lượng mặt đất của quân đội một số nước Ả Rập, chống lại các cuộc tấn công của máy bay Israel, bao gồm một số máy bay như Mirage F2, được chế tạo đặc biệt cho vai trò tấn công mặt đất, Liên Xô đã chuyển giao cho các đồng minh của mình các hệ thống tên lửa S-75 và S-125, được đánh giá là hiện đại khi đó.

Trong khi tên lửa S-75 đã được QĐND Việt Nam sử dụng rất thành công trong chống lại máy bay Mỹ, thì tên lửa S-125 mới chỉ xuất hiện lần đầu trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973; mặc dù S-125 đã được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Phòng không Liên Xô từ năm 1961.

Những hệ thống tên lửa phòng không S-125, S-200 và S-25 trước đó chưa được Liên Xô xuất khẩu ra nước ngoài (ngoại trừ một số khẩu đội S-25 được cung cấp cho Triều Tiên), khiến Mỹ và Israel không xác định được những đặc tính kỹ thuật của những loại tên lửa này.

Không quân Israel chắc chắn là không thể hiện đại như Không quân Mỹ, để có thể chống lại những hệ thống phòng không trên và trong cuộc chiến Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, họ hoàn toàn bất ngờ với những vũ khí phòng không mới xuất hiện bên phía quân đội các quốc gia Ả Rập.

Do vậy tổn thất của máy bay chiến đấu của Israel trong những ngày đầu của Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 là rất cao, khi các máy bay chiến đấu F-4E Phantoms và F-2 Mirage, cố gắng thực hiện các cuộc tấn công vào lực lượng Ả Rập và lọt vào vùng hỏa lực của tên lửa S-125.

Tuy nhiên "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", Không quân Israel mặc dù bị thiệt hại ban đầu trước các hệ thống tên lửa mới của Ai Cập và S-125 là chìa khóa để tạo điều kiện cho những thành công ban đầu của lực lượng Ả Rập, nhưng lợi thế này nhanh chóng bị Israel đảo ngược.

Do tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-125 của Ai Cập tương đối ngắn, nên những hệ thống này chỉ có thể bảo vệ trong phạm vi ở mũi phía Tây của bán đảo Sinai, mà không thể che chắn được toàn bộ chiều sâu phòng ngự của họ.

Chìa khóa dẫn đến chiến thắng của Israel, đến từ việc Israel tách lực lượng mặt đất của Ai Cập khỏi sự bảo vệ của các hệ thống phòng không S-125, bằng chiến thuật điều động lực lượng tinh quái của họ ở mặt trận quan trọng trên bán đảo Sinai và sai lầm trong chiến lược của Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat.

Quân đội Israel đã khai thác một lỗi chiến thuật của lực lượng Ai Cập, khi vào ngày 15/10/1973, Quân đội Israel đã mở Chiến dịch Gazelle để chọc thủng các phòng tuyến mỏng manh và dễ bị tổn thương của Ai Cập, để vượt qua Kênh đào Suez.

Với việc tổ chức các mũi thọc sâu, mục tiêu của Chiến dịch Gazelle của Quân đội Israel, là phá hủy các khẩu đội tên lửa phòng không của Ai Cập; nếu thành công, sẽ cho phép Israel phát huy sức mạnh của lực lượng không quân.

Đại tá Haim Erez, chỉ huy Chiến dịch Gazelle của Quân đội Israel, đã tổ chức đột phá 12 km vào khu vực phòng ngự của Ai Cập chỉ trong vòng vài giờ, khiến người Ai Cập hoàn toàn bất ngờ. Rất nhanh chóng, các đơn vị cơ giới của Israel đã nhanh chóng phá hủy các trận địa tên lửa đất đối không của phía Ai Cập.

Khi mạng lưới tên lửa đất đối không của Ai Cập bị suy yếu đáng kể, Không quân Israel đã chuyển máy bay chiến đấu từ mặt trận thứ hai của họ ở Syria, để tạo thé áp đảo và phá hủy các khẩu đội tên lửa còn lại của Ai Cập, khiến các lực lượng của Ai Cập trên mặt đất về cơ bản mất khả năng kháng cự.

Không còn sự che chắn của hệ thống phòng không, Không quân Israel lúc này tiến công vào lãnh thổ Ai Cập như chỗ không người; không chỉ đánh vào Quân đội Ai Cập, mà còn triệt hạ cả nguồn cung cấp nước, mạng lưới thông tin liên lạc và làm các thành phố lớn của Ai Cập gần như bị tê liệt.

Lực lượng chiến đấu mặt đất của Israel, đã tổ chức hợp vây Tập đoàn quân số 3 của Ai Cập ngay sau đó và đã bức hàng hầu như toàn bộ; sự kiện này đã làm các nhà lãnh đạo Ai Cập "rúng động" và nhanh chóng chấp nhận đưa ra các điều khoản cho một lệnh ngừng bắn để kết thúc chiến tranh.

Sự thất bại của Ai Cập trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973 do Ai Cập đã không đánh giá hết tình hình, khi họ quyết định nhanh chóng giải phóng bán đảo Sinai (lãnh thổ của Ai Cập bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967), việc này đã tách Quân đội Ai Cập khỏi chiếc ô phòng không của S-125 và các loại tên lửa khác.

Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat phải chịu trách nhiệm chính trong thất bại đau đớn này, khi khăng khăng phủ quyết ý kiến của Tổng Tham mưu trưởng Saad Al Shazly, khi Al Shazly kiên quyết phương án bảo vệ các trục đường giao thông chiến lược, và không được tách rời lực lượng mặt đất và ô bảo vệ phòng không của tên lửa.

Israel đã khai thác thành công trong việc tận dụng điểm yếu trong phòng ngực do sự can thiệp của Tổng thống Ai Cập. Đồng thời Quân đội Israel hết sức tận dụng lợi thế trên không của họ, cho phép họ nhanh chóng loại bỏ lực lượng mặt đất của Ai Cập một cách hiệu quả, khi lực lượng đó không còn "cái ô" phòng không che đầu.

Với lợi thế về yếu tố bất ngờ, cũng như sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không rất hiện đại do Liên Xô viện trợ, nhưng liên quân Ả rập dẫn đầu là Ai Cập và Syria đã nhanh chóng bó giáo quy hàng. Và với khả năng xoay sở nhanh, Israel đã biết tận dụng những thời cơ dù là nhỏ nhất, để làm xoay chuyển tình thế trước lực lượng Ả rập lớn hơn nhiều lần. Nguồn ảnh: Warhistory.

Quân đội Israel tấn công bán đảo Sinai trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khi-ban-linh-cua-ai-cap-khong-thang-duoc-su-ranh-manh-cua-israel-1542497.html