Khẩu súng máy cồng kềnh, cổ lỗ sĩ được Việt Nam dùng đánh Mỹ

Được ra đời từ Thế chiến thứ hai, nhưng khẩu súng máy cồng kềnh, cổ lỗ sĩ này vẫn còn rất hiệu quả và vẫn được quân đội Việt Nam sử dụng trong một vài năm gần đây.

Khẩu súng máy SG-43 được Liên Xô sản xuất từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và được sử dụng tại nhiều quốc gia cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: TL.

Khẩu súng máy SG-43 được Liên Xô sản xuất từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và được sử dụng tại nhiều quốc gia cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: TL.

Trong Chiến tranh Việt Nam, quân giải phóng của ta cũng được Liên Xô viện trợ loại vũ khí này trong thời gian đầu và dù chúng có kích thước khá cồng kềnh, trọng lượng nặng nhưng vẫn được ta vận chuyển vào tận chiến trường miền Nam xa xôi. Nguồn ảnh: TL.

Loại súng máy này sử dụng cỡ đạn 7,62x54mmR, tiền tố "SG" của khẩu súng máy SG-43 Gryunov có nghĩa là "Súng máy gắn chân đế" - có nghĩa là bản thân SG-43 có thể tương thích với nhiều loại giá súng khác nhau, tùy thuộc mục đích sử dụng. Nguồn ảnh: TL.

Chỉ tính riêng trọng lượng súng, SG-43 đã nặng tới 13,8 kg. Phần giá súng có trọng lượng từ trên 20kg cho tới tối đa 43 kg cho phiên bản giá súng cồng kềnh nhất với bánh xe kéo và tấm chắn đạn cho xạ thủ. Nguồn ảnh: TL.

Khẩu súng máy này có chiều dài tổng cộng 1150mm trong đó chiều dài nòng súng chiếm tới hơn 70% chiều, lên tới 720mm khiến SG-43 có tầm bắn và sức công phá cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: TL.

Quân giải phóng sử dụng khẩu SG-43 để tấn công trực thăng Mỹ trên đường phố Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968. Nguồn ảnh: TL.

Khẩu súng máy SG-43 có tốc độ bắn tối đa lên tới 700 viên mỗi phút, sơ tốc đầu nòng tối đa của viên đạn lên tới 800 mét/giây. Nguồn ảnh: TL.

Do sử dụng nòng súng có chiều dài quá lớn, tầm bắn hiệu quả của SG-43 có thể lên tới 1100 mét trong khi đó tầm bắn tối đa của nó có thể lên tới 1500 mét - xa hơn nhiều các loại súng máy hạng nhẹ khác cùng thời. Nguồn ảnh: Pinterest.

Súng sử dụng dây tiếp đạn có cơ số khoảng từ 200 tới 250 viên tùy loại. Tuy nhiên trong điều kiện hành quân, người lính có thể cắt đôi dây đạn nhằm giảm trọng lượng mang vác. Nguồn ảnh: Pinterest.

Phiên bản SG-43 với tấm chắn bảo vệ xạ thủ cực kỳ phổ biến nhưng cũng khiến trọng lượng súng tăng lên tới tổng cộng gần 60 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.

Loại súng máy này cũng hoàn toàn có thể hoạt động tốt khi không có chân đế hoặc giá đỡ, tuy nhiên độ chính xác của những loạt bắn sẽ giảm đi do súng có độ giật khá lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong một vài đoạn phóng sự, phim tài liệu gần đây, có thể thấy quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn sử dụng loại súng máy này trong biên chế của mình với số lượng rất hạn chế. Nguồn ảnh: TL.

Mời độc giả xem Video: Cao nguyên Trung phần trong Chiến tranh Việt Nam

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/khau-sung-may-cong-kenh-co-lo-si-duoc-viet-nam-dung-danh-my/20190820072906882