Khẩu siêu pháo của Hitler - Vũ khí vô dụng nhất từng được chế tạo (P2)

Để vận hành được siêu pháo hoạt động, Dora cần có hang trăm toa tàu vận chuyển pháo đến trận địa và hàng nghìn người phục vụ. Thực tế Dora chỉ bắn được vài chục quả đạn và hiệu quả thì rất kém.

Bản thân bệ pháo Dora được vận chuyển đến vị trí chiến đấu chỉ ở trạng thái tháo rời, chứ không tự di chuyển được. Đồng thời, một bãi tập kết phải được xây dựng tại trận địa triển khai siêu pháo.

Bản thân bệ pháo Dora được vận chuyển đến vị trí chiến đấu chỉ ở trạng thái tháo rời, chứ không tự di chuyển được. Đồng thời, một bãi tập kết phải được xây dựng tại trận địa triển khai siêu pháo.

Siêu pháo Dora được sử dụng lần đầu tiên trong chiến đấu vào năm 1942 tại mặt trận phía Đông với Liên Xô, nhằm bắn phá quân cảng Sevastopol tại bán đảo Cream. Để chuẩn bị cho Dora chiến đấu, chuyến tàu đầu tiên gồm 43 toa, vận chuyển các nhân viên phục vụ và thiết bị ngụy trang đến trước làm công tác chuẩn bị.

Chuyến tàu thứ hai gồm 16 toa, vận chuyển một cần trục lắp ráp và các thiết bị phụ trợ khác nhau đến hiện trường. Chuyến tàu thứ ba gồm 17 toa đã chuyển các bộ phận của pháo và các xưởng đến địa điểm.

Chuyến tàu thứ tư gồm 20 toa, mang theo một nòng pháo nặng 400 tấn, cũng như các cơ cấu chất tải. Chuyến tàu thứ năm gồm 10 toa tàu chở đạn pháo và liều phóng. Trong các toa của chuyến tàu cuối cùng, nhiệt độ không khí luôn được duy trì không quá 15 độ.

Chỉ riêng việc chuẩn bị vị trí bắn đã mất đến 3-6 tuần, riêng việc lắp đặt ray đường sắt mất khoảng ba ngày nữa. Việc lắp ráp pháo được thực hiện bằng cần trục đường sắt, với động cơ 1.000 mã lực. Đồng thời, các chuyên gia từ nhà máy Krupp, lên đến 20 kỹ sư dân sự, được đưa đến để lắp ráp siêu pháo.

Khẩu siêu pháo Dora di chuyển trên đường sắt, nhưng không phải là đường sắt thông thường, mà là đường sắt đôi, được xây dựng đặc biệt. Bệ pháo được di chuyển trên 40 trục và 80 bánh xe (mỗi bên 20 trục và 40 bánh); cơ bản việc di chuyển của siêu pháo là rất hạn chế.

Hơn 4 nghìn người đã tham gia việc lắp đặt Dora gần Sevastopol, để chuẩn bị cho siêu pháo có thể bắn được viên đạn đầu tiên. Đây là số lượng người lớn chưa từng có để chuẩn bị cho một khẩu pháo hoạt động. Ngoài số pháo thủ, nhân viên kỹ thuật, kỹ sư lắp ráp đến 250 người, còn vài nghìn công nhân chuẩn bị công sự và các việc tạp dịch khác.

Khoảng 400 quân thuộc tiểu đoàn phòng không trực thuộc bảo vệ pháo, được trang bị pháo phòng không 88 mm và súng máy 20 mm bắn nhanh. Để bảo vệ pháo, phía Đức bố trí gần quân cảng Sevastopol hai trung đoàn bộ binh. Ngoài ra, có tới 500 người thuộc một đơn vị hóa học, có nhiệm vụ tạo màn khói che mắt không quân Liên Xô.

Mặc dù được tuyên truyền rầm rộ và tốn kém, nhưng siêu pháo được chế tạo theo ý của Hitler hầu như không đóng vai trò gì đáng kể trong Thế chiến thứ hai. Hiệu ứng bắn rất ấn tượng, nhưng mức độ phá hoại mục tiêu hạn chế, nên hiệu quả của Dora bị nghi ngờ.

Theo các tài liệu, khi Dora khai hỏa, các cửa kính rung lên ở khoảng cách lên đến ba km, và siêu pháo chỉ có thể bắn được quả đạn đi được 2/3 cự ly. Người ta ước tính rằng gần Sevastopol, Dora đã bắn 48 viên đạn vào các mục tiêu khác nhau của thành phố bị bao vây, nhưng hiệu quả không thật rõ nét.

Đợt chiến đấu của Dora được thực hiện từ ngày 5 đến ngày 17/6/1942. Qua thống kê cho thấy, chỉ có 5 quả đạn xuyên bê tông trúng mục tiêu (xác xuất trúng đích bằng 10,4%); 7 quả đạn không nổ (chiếm 14,5%). 36 viên có độ lệch mục tiêu từ 140 đến 700 mét.

Trong ngày 26/6/1942, đã có 5 viên đạn nổ phá được Dora bắn đi, nhưng chưa rõ kết quả của lần bắn này. Phía Đức cho biết, vụ tấn công thành công duy nhất của Dora, là phá hủy một kho đạn lớn nằm ẩn mình trong những tảng đá ở độ sâu 30 mét, trên bờ biển phía bắc của Vịnh Severnaya. Kho đạn đã bị phá hủy chỉ bằng một viên đạn bắn trúng.

Giới lãnh đạo quân sự cao nhất của Đức đánh giá hiệu quả của các đợt bắn phá của siêu pháo Dora tại Sevastopol là cực kỳ thấp. Hitler đã ra lệnh lắp đặt để sử dụng để phá hủy pháo đài và các tháp canh ven biển bảo vệ thành phố, nhưng kết quả duy nhất chỉ là một kho đạn bị phá hủy.

Sau đó, Tướng Halder, Tổng tham mưu trưởng của quân đội Đức quốc xã, đã tổng kết hiệu quả của việc sử dụng pháo Dora. Ông gọi việc Đức chế tạo thành công siêu pháo Dora là một "tác phẩm nghệ thuật thực sự", nhưng đồng thời cũng vô dụng.

May mắn thay cho Liên Xô, người Đức đã chi 10 triệu Mark cho một vũ khí chỉ có thể dùng để tuyên truyền, chứ không phải dùng cho chiến tranh. Với số tiền đó, nếu Đức thay bằng 250 khẩu pháo cỡ 15cm hạng nặng, thì những người lính Liên Xô trên các mặt trận của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Theo một số thông tin, Dora có thể đã được sử dụng lần thứ hai trong quá trình đàn áp cuộc khởi nghĩa ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, nhưng thông tin này là rời rạc và không được kiểm chứng. Rất có thể, Dora không được sử dụng ở Warsaw, hoặc hiệu quả của việc sử dụng nó bằng không.

Trong hai siêu pháo được chế tạo, chỉ có Dora tham gia vào các cuộc chiến; còn khẩu Gustav không bao giờ được sử dụng trong chiến đấu. Công ty Krupp đã thiết kế và chế tạo khẩu thứ ba với nòng dài 52 mét mới, được gọi là Long Gustav, đã không được hoàn thành cho đến khi Thế chiến 2 kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.

Khẩu súng chống tăng dùng một lần cho thấy, quân đội Đức quốc xã có vẻ giỏi chế tạo vũ khí cá nhân hơn là các loại vũ khí khủng. Nguồn: USAM.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khau-sieu-phao-cua-hitler-vu-khi-vo-dung-nhat-tung-duoc-che-tao-p2-1532000.html