Khâu đột phá trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt trong điều động, luân chuyển cán bộ.

Ngày 13/2/2012, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, trong đó xác định điều động, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá. Trên tinh thần đó, những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị đã tổ chức triển khai, quán triệt, học tập, đồng thời xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ đảm bảo quy trình, dân chủ và đã được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Số cán bộ luân chuyển đã phát huy được năng lực, giữ gìn phẩm chất, hoàn thành tốt nhiệm vụ một số đồng chí được bố trí, sắp xếp chức vụ cao hơn.

Số cán bộ luân chuyển đã phát huy được năng lực, giữ gìn phẩm chất, hoàn thành tốt nhiệm vụ một số đồng chí được bố trí, sắp xếp chức vụ cao hơn.

Tính từ tháng 6/2012 đến tháng 7/2020, toàn tỉnh đã điều động, luân chuyển 1.824 lượt cán bộ các cấp, các ngành. Trong đó, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý từ tỉnh về huyện 67 đồng chí; huyện lên tỉnh 59 đồng chí; huyện này sang huyện khác, ngành này sang ngành khác 24 đồng chí; cán bộ thuộc diện ban thường vụ cấp ủy, cấp huyện và tương đương quản lý: từ huyện về xã 301 lượt; từ xã lên huyện 151 lượt; từ xã này sang xã khác 382 lượt và giữa các cấp, các ngành 840 lượt.

Công tác điều động, luân chuyển cán bộ trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị; cán bộ đảng viên thông suốt, ủng hộ và thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc luân chuyển, điều động cán bộ. Số cán bộ luân chuyển đã khẳng định và phát huy được năng lực, giữ gìn được phẩm chất, cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ; một số đồng chí được bố trí, sắp xếp chức vụ cao hơn sau luân chuyển.

Việc điều động, luân chuyển cán bộ còn gắn với thực hiện bố trí các chức danh chủ chốt cấp huyện không phải người địa phương. Đến nay, đã có 26/27 huyện, thị, thành phố (chiếm 96,2%), trong đó bí thư 12 đồng chí, phó bí thư thường trực 13 đồng chí, chủ tịch UBND 15 đồng chí. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII), Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2020, cơ bản bí thư cấp ủy và 70% chủ tịch UBND các huyện không phải người địa phương.

Đối với cấp xã, toàn tỉnh có 502/559 xã, phường, thị trấn (chiếm 98,8%), bố trí một trong ba chức danh chủ chốt không phải người địa phương. Trong đó, bí thư đảng ủy 268 đồng chí; bí thư đồng thời chủ tịch UBND 93 đồng chí; chủ tịch UBND 141 đồng chí. Một số đơn vị làm tốt việc điều động, luân chuyển cán bộ như: Triệu Sơn, Đông Sơn, Thạch Thành, TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn...

Ông Lại Thế Nguyên, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, công tác điều động, luân chuyển cán bộ đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức; từng bước khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị; góp phần đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn, định hình phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện hơn. Tại các địa phương, đơn vị có cán bộ luân chuyển đến, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị có chuyển biến tích cực; công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành từng bước được chấn chỉnh, đi vào nền nếp, kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm dân chủ. Những nơi trì trệ, chậm phát triển, phức tạp kéo dài được khắc phục kịp thời. Cán bộ luân chuyển giữ cương vị chủ chốt cấp ủy, chính quyền hoặc bố trí cả ba chức danh chủ chốt không phải người địa phương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo có nhiều thuận lợi, phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, bộ mặt địa phương khởi sắc, được cán bộ, đảng viên, nhân dân ghi nhận.

Có thể khẳng định, công tác điều động, luân chuyển cán bộ, lãnh đạo các cấp trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị; cán bộ, đảng viên thông suốt, ủng hộ và thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc luân chuyển, điều động cán bộ. Số cán bộ luân chuyển đã khẳng định và phát huy được năng lực, sở trường, giữ gìn được phẩm chất, cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; một số đồng chí được bố trí, sắp xếp chức vụ cao hơn sau luân chuyển. Đặc biệt, đối với những địa phương, đơn vị có cán bộ điều động, luân chuyển đến, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; xây dựng đảng và hệ thống chính trị đã có sự chuyển biến tiến bộ; công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành từng bước được chấn chỉnh, nền nếp, kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo dân chủ; các vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ sở nhìn chung đã được xử lý, giải quyết kịp thời, tình hình ổn định.

Đạt được kết quả trên là do trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc việc rà soát, quy hoạch, đánh giá, nhận xét cán bộ; xây dựng kế hoạch, đề án, phương án nhân sự cụ thể, đảm bảo quy trình, dân chủ, công khai, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/khau-dot-pha-trong-cong-tac-dieu-dong-luan-chuyen-can-bo-o-tinh-thanh-hoa-d160272.html