Khán giả thán phục trước tài năng diễn xuất kịch của học sinh Hà Nội - Amsterdam

Vở kịch 'Di Họa' của học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam khiến khán giả không khỏi xúc động cuốn theo các nhân vật, trầm trồ thán phục trước tài năng diễn xuất như những diễn viên chuyên nghiệp.

Tối 6/8, tại Nhà hát Tuổi trẻ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra vở kịch "Di Họa" do học sinh của học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam dàn dựng và biểu diễn. Vở kịch thu hút trên 300 khán giả là học sinh, phụ huynh và khách mời tới xem.

Vở kịch do Câu Lạc Bộ (CLB) Life's So Drama (LSD) là Câu lạc bộ Kịch nghệ đầu tiên và duy nhất của trường THPT Hà Nội - Amsterdam, được thành lập và duy trì bởi các học sinh và cựu học sinh của trường. On Stage là sự kiện thường niên của LSD, được tổ chức từ năm 2016.

Bức tranh thời phong kiến được lột tả sinh động qua các vai diễn của Di Họa.

Bức tranh thời phong kiến được lột tả sinh động qua các vai diễn của Di Họa.

LSD On Stage 2019 mang chủ đề "DI HỌA" lấy bối cảnh câu chuyện từ thế kỷ 20, khi con người vẫn phải chịu nhiều lễ nghi cổ hủ, lạc hậu, từ đó đặc biệt đề cao quyền hạnh phúc và tự do của mỗi cá nhân.

Hòa, cái tên với bao hi vọng về môt tương lai êm đềm, không chút trắc trở. Nhưng liệu ẩn sau vẻ đẹp sắc sảo tuyệt mĩ ấy sẽ là một tương lai trải đầy hoa hồng hay là chuỗi những bi kịch cho một kiếp hồng nhan thì ắt bạc phận?

Các vai diễn trong vở kịch khiến khán giả trầm trồ, thán phục vì quá đạt.

Đại, mê muội trong quyền lực và tiền tài, cuộc sống sung sướng của lão được dựng lên thật kiên cố trên máu và nước mắt của những số phận "thấp cổ bé họng". Lão là đại diện của phong kiến, của những thế lực tàn ác, reo rắc đớn đau.

Yến, người đàn bà mưu mô đánh đổi cả cuộc đời mình chỉ để chiếm được sự sủng hạnh từ người chồng và kiếm tìm chỗ đứng giữa một gia đình đầy cay nghiệt.

Diễn xuất của các nhân vật trong kịch lột tả được các hình mẫu nhân vật thời phong kiến.

Quân, dù sống giữa bầu không khí tanh mùi máu từ thuở lọt lòng, Quân khác xa với mọi toan tính hiểm ác của gia đình. Đây là sự đối nghịch hiển nhiên, hay là một trò lừa gạt của con người?

"Di Họa" xoay quanh câu chuyện giữa các nhân vật nói trên đã tái họa bức tranh hiện thực đầy đớn đau của nông thôn Việt Nam thời phong kiến, dưới sự hình thức kịch nghệ kết hợp âm nhạc đầy cảm xúc. Giữa cái áp bức, quyền lực dày xéo lên tầng lớp nông dân bần hàn. Giữa cái thiện - cái ác đan xen nhau, khát vọng vượt qua cái ác, cái áp bức của thời phong kiến để con người vươn lên.

Tấm bi kịch điển hình của thời phong kiến khi con người chà đạp lên lẫn nhau.

Vở kịch là câu chuyện xót xa của những phận người nghèo khổ, bị áp bức đến mức đường cùng tìm mọi cách phản kháng. Các nhân vật được khắc họa rõ nét đại diện cho những con người điển hình thời bấy giờ.

Khán giả vừa lôi cuốn, rơi những giọt nước mắt xót xa cho nhân vật Hòa từ một cô gái ngây thơ trở thành vợ lẽ của Đại - kẻ giàu có quyền lực làm mọi cách chà đạp lên người nghèo khổ để vơ vét tiền bạc, đất đai.

Vở kịch được chuẩn bị khá công phu về đạo cụ.

Khán giả cũng đặc biệt thích thú với vai Đại được diễn xuất rất nhập tâm, là kẻ ác, nhưng được thể hiện quá đạt với lời lẽ sắc xảo, ứng biến khó lường…

Kết thúc vở kịch, những tràng pháo tay không ngừng để khen thưởng những diễn viên, là những học sinh nhưng có diễn xuất chuyên nghiệp, dù còn đơn sơ, nhưng cả một nỗ lực của tập thể để làm nên thành công của vở kịch.

Quang Huy

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/giao-duc/khan-gia-than-phuc-truoc-tai-nang-dien-xuat-kich-cua-hoc-sinh-ha-noi-amsterdam-20190807100620144.htm