Khám phá thú vị về loài nhông cát độc đáo có ở Việt Nam

Loài nhông cát Gutta được mô tả khoa học đầu tiên năm 1829, chúng biết đào hang có cửa phụ để thoát thân khi gặp nguy hiểm. Ở Việt Nam, nhông cát Gutta phân bố ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam...

 Loài nhông cát Gutta có thân dẹp, không có mào lưng, không có gai trên đầu. Lưng có 4 sọc màu vàng nhạt chạy song song với nhau từ phần trước ra phần sau cơ thể. Ảnh vncreatures.

Loài nhông cát Gutta có thân dẹp, không có mào lưng, không có gai trên đầu. Lưng có 4 sọc màu vàng nhạt chạy song song với nhau từ phần trước ra phần sau cơ thể. Ảnh vncreatures.

Nhông cát Gutta ăn hoa và lá cây tràng quả sục sặc, cúc, cà phê. Ngoài ra chúng cũng ăn côn trùng như châu chấu, cào cào, dế, ong, kiến... Ảnh vncreatures.

Nhông cát Gutta sống trong hang ở cồn cát, vùng gò đồi và nương rẫy ở đồng bằng trên nền đất cát hoặc pha cát. Ảnh fbcdn.">

Nhông cát Gutta sống trong hang ở cồn cát, vùng gò đồi và nương rẫy ở đồng bằng trên nền đất cát hoặc pha cát. Ảnh fbcdn.

Nhông cát Gutta tự đào hang để ở. Hang của chúng có dạng ngoằn ngoèo, gấp khúc nhiều đoạn và có cửa phụ để thoát hiểm. Ảnh fbcdn.

Trên thế giới, nhông cát Gutta phân bố ở Ấn Độ, Mianma, nam Trung Quốc, Malaysia, Indonesia... Ảnh fbcdn.

Ở Việt Nam, nhông cát Gutta phân bố ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa (Nha Trang). Ảnh fbcdn.

Nhông cát Gutta đẻ trứng từ tháng 4 - tháng 7 hàng năm. Ảnh fbcdn.

Mời quý vị xem video: Thích thú những hình ảnh động vật vui nhộn

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.net.vn/chuyen-la-doc/kham-pha-thu-vi-ve-loai-nhong-cat-doc-dao-co-o-viet-nam-56885.html