Khám phá thú vị về cây bỏ mắm 'tên xấu kết cấu đẹp'

Cây bỏ mắm còn có tên gọi khác là cây thuốc dòi. Mặc dù tên gọi của nó không lấy gì mỹ miều nhưng trên thực tế, đây là loài cây có rất nhiều công dụng, có ích với con người.

 Cây bỏ mắm có tên khoa học là Pouzolzia Acylanica. Đây là một loại cỏ thân mềm, thân có lông, cành mềm, lá mọc so le, có khi mọc đối. Ảnh: tuelinh.

Cây bỏ mắm có tên khoa học là Pouzolzia Acylanica. Đây là một loại cỏ thân mềm, thân có lông, cành mềm, lá mọc so le, có khi mọc đối. Ảnh: tuelinh.

Quả cây bỏ mắm có hình trứng nhọn, màu hồng tím, có lông. Ảnh: biolib.

Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là thời kỳ cây bỏ mắm phát triển mạnh nhất trong năm. Ảnh: blogspot.

Ở Việt Nam, cây bỏ mắm mọc hoang khắp mọi nơi, nhất là ở các hàng rào. Trên thế giới, cây bỏ mắm còn xuất hiện ở Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, Malaysia và quần đảo Philippin. Ảnh: ytimg.

Cây bỏ mắm có tác dụng chữa một số bệnh về đường hô hấp như giúp tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, tiêu viêm, ho khan. Ảnh: wp.

Vì vậy, nhân dân thường thu hái cây, lá, hoa bỏ mắm về dùng tươi hay phơi, sấy khô. Ảnh: dktcdn.

Bên cạnh đó, cây bỏ mắm còn được dùng ẩm thực của nước ta để chống dòi bằng cách thái nhỏ cả cây rồi trộn vào mắm tôm thì mắm không bị giòi bọ. Ảnh: blogsudo.

Mời quý vị xem video: Người có bệnh gan nên tìm ngay những cây thuốc dân giã này. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/kham-pha-thu-vi-ve-cay-bo-mam-ten-xau-ket-cau-dep-1185382.html