Khám phá sức mạnh vũ khí của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga

Ngày 19/11, quân đội Nga tổ chức lễ kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Lực lượng Tên lửa và Pháo binh (RVIA). Pháo binh là công cụ chính của Lực lượng trên mặt đất, xuyên thủng tuyến phòng thủ của kẻ địch và mở đường tấn công cho bộ binh.

Súng cối là một trong những loại vũ khí có cấu tạo đơn giản nhất và rẻ tiền nhất của RVIA. Loại vũ khí này có tầm bắn xa và sức công phá mạnh mẽ.

Cùng chuyên gia RIA Novosti đánh giá về một số vũ khí cơ bản của RVIA dưới đây:

Súng cối

Súng cối là vũ khí hạng nhẹ với quỹ đạo bắn cầu vồng để tiêu diệt mục tiêu phía sau vật cản. Thông thường, loại pháo này không có giá chân súng, mà có tấm đế phân bố lực giật trên một khu vực rộng lớn giúp giảm áp lực mặt đất. Nguyên mẫu của súng cối đã được trang bị cho quân đội Nga vào cuối thế kỷ XIX. Trong năm 1884, Đại úy pháo binh Romanov đã tạo ra đạn nổ mạnh cỡ nòng 245,1 mm cho súng cối sản xuất trong năm 1838.

Trong Thế chiến I, quân đội Nga đã sử dụng súng cối với cỡ nòng 36 inch (91,4 mm), phiên bản sửa đổi của súng cối Minenwerfer M14. Súng cối này đã được gọi tên là “GR” (Đức-Nga). Chỉ trong những năm 1915-1917 quân đội Nga đã sản xuất được 12.519 súng cối “GR”. Nga cũng đã sử dụng một số khẩu súng cối cỡ nòng 240 mm do Anh sản xuất.

Lực lượng quân đội huấn luyện vận hành súng cối. (Ảnh minh họa)

Lực lượng quân đội huấn luyện vận hành súng cối. (Ảnh minh họa)

Khẩu pháo bộ binh cỡ nhỏ

Súng cối đã chứng minh được hiệu quả cao trong điều kiện chiến tranh chiến hào. Quỹ đạo bắn cầu vồng của súng cối cho phép tiêu diệt mục tiêu phía sau vật cản mà pháo nòng ngắn không thể làm được điều này. Ngoài ra, tốc độ bắn nhanh bảo đảm sức công phá mạnh mẽ và cỡ nòng nhỏ mang đến tính cơ động cao, khả năng thay đổi vị trí khai hỏa nhanh chóng. Đặc điểm quan trọng nhất của súng cối là độ chính xác tương đối cao.

Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cuộc chiến tranh với Nhật, súng cối cũng được sử dụng rộng rãi và đã đóng vai trò quyết định trong nhiều trận chiến quan trọng. Từ tháng 7/1941 đến tháng 4/1945, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã sản xuất khoảng 151 nghìn khẩu súng cối các loại. Theo dữ liệu của Bảo tàng lịch sử quân sự pháo binh và công binh, chính hỏa lực của súng cối Liên Xô đã gây ra tổn thất nặng nề nhất cho quân đội Đức Quốc xã ở Mặt trận phía Đông.

Ở giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, loại vũ khí đơn giản nhất của Hồng quân là súng cối có cỡ nòng 37 mm giống như một cái xẻng thông thường. Nòng súng là cái cán xẻng và cũng làm tấm đế. Bất kỳ người lính bộ binh nào cũng có thể sử dụng vũ khí này. Khẩu súng cối nặng khoảng 1,5 kg, một người có thể mang theo thân súng có dây đai đeo. Đến ngày 21/6/1941, Liên Xô đã sản xuất được 15,5 nghìn khẩu súng cối dạng này.

Các loại súng cối và cỡ nóng cơ bản hiện nay

Sau chiến tranh và hiện nay, các loại súng cối rất đa dạng. Ngay trong thập kỷ đầu tiên sau Chiến thắng, Hồng quân đã nhận được pháo tự hành hạng nặng cỡ nòng 107mm (M-107) và 160 mm, cũng như súng cối cỡ nòng 82 mm và súng cối M-240 cỡ nòng 240 mm. Năm 1957, các chuyên gia đã phát triển súng cối tự hành cỡ nòng 420 mm mang tên 2B1 Oka mạnh nhất thế giới để bắn đạn hạt nhân.

Người kế vị là hệ thống cối tự hành 2S4 Tyulpan được trang bị cho quân đội vào năm 1972 và vẫn là loại súng cối nặng nhất và mạnh nhất trên thế giới trong số các loại súng tương tự. Những công sự kiên cố có thể bị đánh sập khi trúng phát đạn từ súng cối tự hành Tyulpan, với việc sử dụng vũ khí này ở chiến tranh Chechnya đã cho thấy hiệu quả rõ ràng. Tầm bắn xa lên tới 9 km.

Ngoài ra, lực lượng RVIA còn sở hữu số lượng lớn súng cối 82B với cỡ nòng 82 mm. Năm 1954, súng cối với xe kéo đã vượt qua thành công các cuộc thử nghiệm. Tuy nhiên, phiên bản sửa đổi chỉ được sản xuất cho quân đội vào năm 1971. Phiên bản hiện đại hóa với nòng được làm mát bằng nước được mang tên 2B9M Vasilek hiện nay vẫn đang phục vụ trong quân đội Nga. Nó vận hành đơn giản, đáng tin cậy và linh hoạt. Ngoài ra, ưu điểm của súng cối Vasilek với ba chế độ bắn gồm tự động, bán tự động và chế bộ bắn thủ công như các loại cối thông thường.

Loại súng cối chủ lực của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh là tổ hợp súng cối Sani cỡ nòng 120 mm, đã được phát triển vào năm 1979. Đây là loại súng cối thông thường nạp đạn từ đầu nòng. Tổ hợp bao gồm súng cối cỡ nòng 120 mm, khung gầm và xe kéo. Phiên bản tự hành của súng cối này mang tên “Tundzha” được đặt trên khung gầm xe thiết giáp MT-LB.

Theo Thanh Tuấn/Infonet

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/kham-pha-suc-manh-vu-khi-cua-luc-luong-ten-lua-va-phao-binh-nga/20191218103512426