Khám phá lễ hội tế thần Yadnya Kasada ở Indonesia

Nghi thức tế thần kỳ lạ thu hút hàng ngàn khách du lịch đến huyện Probolinggo thuộc tỉnh Đông Java, Indonesia vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.

Lễ hội tế thần độc đáo - ném và hứng thực phẩm Yadnya Kasada là lễ hội truyền thống của người Tenggerese và được xem là một trong những lễ hội độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của Indonesia.

Sau đây cùng theo chân người bản xứ Tenggerese khám phá lễ hội tế thần Yadnya Kasada: (Ảnh: Izvestia tổng hợp).

Truyền thuyết kể lại rằng nàng Roro Anteng xinh đẹp suýt phải lấy quỷ chính là con gái của vua Majapahit, sau đó đã kết hôn với Joko Seger, chính là con trai của vị Thần Hindu giáo Brahmana. Đó cũng là thời kì thoái trào của vương quốc do sự hưng thịnh ngày càng mạnh của đạo Hồi ở đảo Java, Roro Anteng và Joko Seger cùng nhiều gia đình đã chuyển vào sống ở phía Đông của đảo, hầu hết tập trung ở vùng núi Tengger.

Truyền thuyết kể lại rằng nàng Roro Anteng xinh đẹp suýt phải lấy quỷ chính là con gái của vua Majapahit, sau đó đã kết hôn với Joko Seger, chính là con trai của vị Thần Hindu giáo Brahmana. Đó cũng là thời kì thoái trào của vương quốc do sự hưng thịnh ngày càng mạnh của đạo Hồi ở đảo Java, Roro Anteng và Joko Seger cùng nhiều gia đình đã chuyển vào sống ở phía Đông của đảo, hầu hết tập trung ở vùng núi Tengger.

Trong suốt thời gian trị vì, dù có bao nỗ lực chữa trị nhưng họ vẫn không có con nối dõi. Cuối cùng, họ quyết định lên đỉnh Bromo để cầu nguyện, và họ đã nghe thấy thánh dụ rằng nếu muốn sinh được con thì Roro Anteng và Joko Seger sẽ phải hi sinh đứa con trai út của họ. Quả nhiên sau đó, 25 đứa trẻ đã ra đời. Thời khắc để hi sinh đứa con út, nhà vua và hoàng hậu vô cùng đau khổ và lo lắng, và cuối cùng, họ quyết định... không giết con!

Nhưng lúc đó, trận phun trào nham thạch của núi lửa Bromo đã nuốt lấy đứa con út xuống đáy vực. Giữa tiếng kêu khóc và quang cảnh hỗn độn, một tiếng nói cất lên len lỏi giữa dòng nham thạch.

Những người thừa kế của vùng Tengger đã thực hiện đúng lời dặn của người con trai út, sống hòa thuận và thanh bình, và lễ hội Kasada hàng năm vẫn được tổ chức qua hàng thế hệ cho đến tận ngày nay. Có lẽ cũng chính vì vậy mà người dân Tengger luôn nổi tiếng là những cư dân hiền lành và phúc hậu. Cho đến giờ, những người Tengger vẫn cách biệt hoàn toàn với thế giới.

Cộng đồng Tenggerese có dân số khoảng 600.000 người, hầu hết theo đạo Hindu, sống trong vùng núi lửa Bromo hẻo lánh thuộc công viên quốc gia Bromo Tengger Semeru, đảo Java.

Một trong những phần chính của lễ hội Yadnya Kasada của người Tenggerese theo đạo Hindu là thực hiện cuộc hành trình lên miệng núi lửa Bromo để dâng các vật phẩm như gạo, trái cây, rau, hoa và vật nuôi để cúng tế các vị thần núi. Sau đó, họ ném chúng vào miệng núi lửa để cầu may mắn và mùa màng được bội thu.

Trong khi những người thờ thần linh ném vật phẩm vào miệng núi lửa thì một bộ phận người dân lại bất chấp nguy hiểm men theo sườn miệng núi lửa để lấy các vật phẩm, một số người khác dùng các dụng cụ như vợt, tấm lưới hứng các vật phẩm mang về nhà. Họ tin những vật phẩm “nhặt lại” được sẽ mang đến sự may mắn cho gia đình.

Vào ngày thứ 14 - ngày cao điểm của lễ hội Yadnya Kasada, du khách đến với núi lửa Bromo sẽ được hòa mình vào khung cảnh sôi động, đông đúc khi âm thanh cầu may vang vọng khắp trời, từng vật phẩm được ném, tung rồi hứng cứ bay qua, bay lại phía trên miệng núi lửa còn đang nhả khói nghi ngút.

Người dân mang theo các vật phẩm như gạo, trái cây, rau, hoa và vật nuôi để cúng tế các vị thần núi

Người ta tin rằng ném vật phẩm xuống miệng núi lửa sẽ đem lại may mắn.

Thanh Bình (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/kham-pha-le-hoi-te-than-yadnya-kasada-o-indonesia-258565.html