Khám phá kỳ quan quân sự: Hệ thống phòng thủ chiến lược của Nga

Tại Nga, việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Khu công nghiệp miền Trung đã hoàn thành.

Từ Sofrin gần Moskva, một hệ thống hoàn toàn tự động, bao gồm radar Don-2N, tên lửa đánh chặn 53T6 (theo phân loại của phương Tây là Gazelle), sẽ bảo vệ bầu trời Moskva và 12 khu vực lân cận của nước Nga khỏi một cuộc tấn công tên lửa.

Từ Sofrin gần Moskva, một hệ thống hoàn toàn tự động, bao gồm radar Don-2N, tên lửa đánh chặn 53T6 (theo phân loại của phương Tây là Gazelle), sẽ bảo vệ bầu trời Moskva và 12 khu vực lân cận của nước Nga khỏi một cuộc tấn công tên lửa.

Thiếu tướng Sergei Grabchuk - chỉ huy đơn vị phòng thủ chống tên lửa của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cho biết, công việc lắp đặt trung tâm chỉ huy và điều khiển hiện đại của hệ thống đánh chặn tên lửa đã hoàn thành.

"Kết quả của việc thay thế hệ thống máy tính trung tâm hiện có Elbrus-2 bằng Elbrus-90S khiến hiệu suất đạt được lên đến hàng trăm tỷ thao tác mỗi giây. Điện năng tiêu thụ sẽ giảm đi 40 lần, trong khi diện tích của thiết bị giảm đi 4 lần", ông Hrabchuk nói.

Ngoài ra việc hiện đại hóa các bộ phận phát và nhận của radar Don-2N đã hoàn thành. Radar này được coi là phần tử trung tâm và phức tạp nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa. Nó giải quyết vấn đề phát hiện mục tiêu, theo dõi, lựa chọn, đo tọa độ và hướng tên lửa đánh chặn vào chúng.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga hiện bao gồm ba yếu tố. Đầu tiên là từ vũ trụ. Đây là những vệ tinh phát hiện việc phóng tên lửa đạn đạo. Vào tháng 11/2015, Nga đã phóng vệ tinh đầu tiên của tổ hợp cảnh báo thế hệ mới "Kosmos-2510".

Vệ tinh thứ hai của hệ thống - "Kosmos-2518" được phóng lên quỹ đạo vào tháng 5/2017, chiếc thứ ba - "Kosmos-2541", vào tháng 9/2019. Các vệ tinh này cung cấp khả năng giám sát liên tục mọi khu vực có thể phóng tên lửa đạn đạo của đối phương.

Cấp độ phòng thủ thứ hai là mặt đất, bao gồm các trạm radar cảnh báo sớm Voronezh, chúng triển khai xung quanh toàn bộ chu vi nước Nga. Công trình đầu tiên được xây dựng vào năm 2008 tại làng Lekhtusi, gần St.Petersburg.

Kết quả là Voronezh có thể nhìn thấy mọi thứ đang diễn ra trong không trung và không gian từ bờ biển Maroc đến Spitsbergen và ở khoảng cách xa - đến bờ biển phía Đông của nước Mỹ.

Năm 2009, một trạm radar đã được đưa vào hoạt động gần Armavir, nó giám sát mọi thứ diễn ra từ Bắc Phi đến Ấn Độ. Một trạm radar ở làng Pionerskoye, Vùng Kaliningrad, đã được đặt trong tình trạng báo động.

Bên cạnh đó, một trạm khác đã được đưa vào hoạt động ở vùng Irkutsk, có nhiệm vụ "đột phá" không gian từ Trung Quốc đến bờ biển phía Tây nước Mỹ. Một số cơ sở khác ở khu vực Orenburg và Pskov, gần Vorkuta và Murmansk đã đóng cửa.

Việc hoàn thành hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của đất nước là một sự kiện mang tính bước ngoặt. Trái tim của hệ thống là trạm radar Don-2N ở Sofrina, Vùng Moskva. Ở công suất cực đại, radar tạo ra tín hiệu lên tới 250 MW.

Radar Don-2N có khả năng "đục thủng" không gian rộng hơn hàng chục nghìn km và phát hiện một vật thể có kích thước vài cm. Đồng thời, nó có thể theo dõi hơn 100 mục tiêu và hướng tên lửa chống tên lửa 53T6 vào chúng với độ chính xác cao.

Từ vị trí đặt tên lửa đạn đạo gần nhất của Mỹ tới Moskva chỉ yêu cầu 21 phút, Nga có 7 phút trước khi tên lửa tiếp cận thủ đô, khi vũ khí của đối phương bị phát hiện bởi Don-2N. Đó chính xác là khoảng thời gian để tính toán quỹ đạo chuyến bay, tính chính xác thời gian gặp gỡ với đạn 53T6.

Do tốc độ bay của tên lửa rất cao, thực tế không có thời gian để con người đưa ra quyết định. Do đó, cơ sở hoạt động theo chế độ hoàn toàn tự động. Mọi người chỉ có nhiệm vụ theo dõi "sức khỏe" của hệ thống.

Đồng thời, bản thân radar hoàn toàn tự động. Hoạt động của nó được phục vụ bởi hệ thống cung cấp điện và nước độc lập, thiết bị làm lạnh mạnh mẽ và tin cậy.

Nhưng do cường độ năng lượng quá cao, hầu hết thời gian Don-2N "ngủ" để chờ tín hiệu báo động được gửi đến từ radar cảnh báo sớm Voronezh, hoạt động ở chế độ bức xạ thấp.

Bây giờ, theo lời của Thiếu tướng Sergei Grabchuk, nhược điểm này đã được khắc phục. Trạm radar đã trở nên tiết kiệm hơn 40 lần về tiêu thụ năng lượng, có nghĩa là nó có thể hoạt động ở chế độ chiến đấu liên tục.

Ngoài ra đạn tên lửa đánh chặn 53T6M cũng được hiện đại hóa. Bộ Quốc phòng đã nhiều lần chiếu video thử nghiệm sản phẩm này. Các chuyên gia cho rằng ở phiên bản nâng cấp, tốc độ của tên lửa vượt quá 5,5 km/s.

Nó có thể chịu được quá tải cực lớn và đủ khả năng đánh chặn đầu đạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở cự ly hơn 100 km, độ cao từ 5 đến 50 km.

Không giống như thế hệ tên lửa đánh chặn trước, tên lửa mới không chỉ được trang bị đầu đạn hạt nhân mà còn có khả năng tiêu diệt mục tiêu đạn đạo bằng cách lao trực tiếp vào nó - để thực hiện cái gọi là "đánh chặn bằng động năng".

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-kham-pha-ky-quan-quan-su-he-thong-phong-thu-chien-luoc-cua-nga-post457184.antd