Khám phá điều đặc biệt khu chợ cổ lâu đời nhất Việt Nam

Chợ Bến Thành, Bình Tây ở Sài Gòn, chợ Đông Ba ở Huế, chợ Đồng Xuân ở Hà Nội và chợ Cần Thơ ở TP Cần Thơ... là những khu chợ cổ có lịch sử lâu đời với nhiều điều hấp dẫn khiến du khách đã ghé thăm sẽ muốn 'quên lối về'.

1. Nằm tại trung tâm Quận 1, TP HCM, chợ Bến Thành là một khu chợ cổ nổi tiếng, được xem là một biểu tượng lịch sử của mảnh đất Sài Gòn. Chợ được hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất.

1. Nằm tại trung tâm Quận 1, TP HCM, chợ Bến Thành là một khu chợ cổ nổi tiếng, được xem là một biểu tượng lịch sử của mảnh đất Sài Gòn. Chợ được hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất.

Kể từ khi khánh thành, chợ Bến Thành hoạt động liên tục hơn 100 năm. Vào năm 1985, chợ được cải tạo và sửa chữa lớn, nhưng kiến trúc cơ bản được giữ nguyên.

Nét kiến trúc đặc trưng của chợ tòa tháp với 4 chiếc đồng hồ ở 4 mặt phía trên cổng chính. Ba mặt còn lại của chợ có 3 cổng với kiến trúc đơn giản hơn. Trên các cổng đều có những bức phù điêu gốm rất sinh động.

Không chỉ là một trung tâm thương mại, chợ Bến Thành ngày nay còn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

2. Nằm trên đường Tháp 10 thuộc quận 6, TP HCM, chợ Bình Tây là khu chợ nổi tiếng với lịch sử gần 100 năm của người Hoa ở đất Chợ Lớn xưa. Chợ được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930.

Về mặt kiến trúc, chợ được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kĩ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét văn hóa Trung Hoa, với mái ngói mang kiểu cách của một ngôi chùa, mặt trước cổng có bức phù điêu khảm sành màu xanh hình “lưỡng long chầu châu”.

Chính giữa sân trời là đài thờ ông Quách Đàm, người sáng lập và cũng được coi là vị thần tài của chợ.

Sau 9 thập niên tồn tại, chợ Bình Tây vẫn là một trong những ngôi chợ lớn, có vai trò quan trọng của thành phố. Bên cạnh đó, chợ cũng là điểm du lịch tham quan, mua sắm, khám phá ẩm thực lý thú cho khách du lịch trong và ngoài nước.

3. Nằm dọc theo bờ Bắc sông Hương của thành phố Huế, chợ Đông Ba có tuổi đời hai thế kỷ, là một trong những địa danh mang tính biểu tượng của Cố đô Huế. Tên thân của chợ Đông Ba là một khu chợ nằm ở cửa Chánh Đông thời vua Gia Long. Năm 1899 chợ được rời ra vị trí hiện tại.

Năm 1967, chính quyền Sài Gòn xây lại chợ. Năm 1987, chợ Ðông Ba được đại trùng tu. Sau trùng tu, ngoài khu "lầu chuông" ba tầng ở trung tâm, chợ Ðông Ba còn có 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu hàng mới...

Ngày nay chợ Đông Ba giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng như khu vực Trung Bộ. Theo thống kê, bình quân mỗi ngày có từ 5.000 đến 7.000 khách đến chợ. Vào những dịp lễ tết, lượng khách đến chợ mỗi ngày có thể tới hàng vạn.

Đặc biệt, chợ Đông Ba được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô Huế với nhiều loại đặc sản xứ Huế nổi tiếng từ lâu đời. Với bề dày lịch sử và nét văn hóa độc đáo, chợ Đông Ba thực sự là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách phương xa ở Cố đô Huế.

4. Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành. Chợ được xây năm 1890 với năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52 mét, cao 19 mét, mặt tiền theo kiến trúc Pháp.

Khi mới khánh thành, chợ Đồng Xuân là khu chợ có quy mô lớn nhất và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những công trình tạo nên diện mạo kiến trúc Hà Nội thời thuộc địa. Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại nhưng vẫn giứ các chi tiết kiến trúc ở ba gian giữa.

Ngày nay chợ Đồng Xuân vừa là một chợ đầu mối dành cho bán buôn, vừa là một “thiên đường” bán lẻ, nơi quy tụ mọi thứ có thể tìm thấy ở Hà Nội như quần áo, giày dép, lương thực thực phẩm, đồ điện tử, nữ trang hay các món đồ lưu niệm dành cho khách du lịch.

Trong bản đồ du lịch Hà Nội ngày nay, chợ Đồng Xuân đã trở thành một địa điểm thăm quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.

5. Nằm bên bến Ninh Kiều ở trung tâm TP Cần Thơ, chợ Cần Thơ được xem là khu chợ cổ đẹp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Chợ được xây dựng khoảng năm 1915, có dạng nhà lồng mang đậm nét kiến trúc cổ kính.

Chợ có tổng diện tích 1.723m2 hình chữ nhật, gồm hai mặt chính. Một mặt hướng thẳng ra con đường thiên đạo ngày xưa của đất Tây Đô. Một còn lại của chợ hướng ra bến Ninh Kiều - một đầu mối thương mại đường thủy quan trọng của Tây Nam Bộ đầu thế kỷ 20.

Trong quá khứ, chợ cổ Cần Thơ là một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh, gắn liền với nếp sinh hoạt xưa của người dân miền Tây.

Ngày nay, chợ là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến thăm thành phố lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-dieu-dac-biet-khu-cho-co-lau-doi-nhat-viet-nam-1252516.html