Khám phá di sản văn hóa Tây Nguyên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Hơn 200 hiện vật, tài liệu, hình ảnh... giới thiệu về vùng đất, con người và các di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Kon Tum được giới thiệu với công chúng tại trưng bày chuyên đề 'Di sản Văn hóa và Sâm Ngọc Linh Kon Tum - Báu vật đại ngàn'.

Ngày 20/1, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Di sản Văn hóa và Sâm Ngọc Linh Kon Tum - Báu vật đại ngàn”.

Trưng bày giới thiệu đến công chúng hơn 200 hiện vật, tài liệu, hình ảnh, phim tư liệu, clip... nhằm giới thiệu đến công chúng vùng đất, con người, đặc biệt là các di sản văn hóa tiêu biểu của Kon Tum, những sắc thái văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum qua trang phục, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất... hình ảnh về đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, các loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum...

Trưng bày còn diễn ra các hoạt động trình diễn nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc như nghề làm gốm của người Ba Na, nghề đan lát của đồng bào Gia Rai, chế tác nhạc cụ, nghề rèn...

Đặc biệt, một không gian trưng bày thực cảnh tái hiện rừng sâm của vùng rừng núi Ngọc Linh.

Cùng khám phá những di sản văn hóa độc đáo của Kon Tum tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia:

Trưng bày các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Trưng bày các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Các hiện vật trong trưng bày chuyên đề

Khám phá nhạc cụ truyền thống của đồng bào tại trưng bày.

Những hình ảnh về đời sống tín ngưỡng của đồng bào tỉnh Kon Tum.

Trình diễn thao tác nghề gốm của đồng bào Ba Na.

Không gian trình diễn thao tác nghề rèn của đồng bào Xơ Đăng.

Trình diễn chế tác dụng cụ chọc lỗ tra hạt của đồng bào Giẻ Triêng.

Trình diễn nghề đan lát của đồng bào Gia Rai.

Nghệ nhân giới thiệu nhạc cụ cổ truyền của đồng bào.

Phương Hà/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/dan-toc-mien-nui/kham-pha-di-san-van-hoa-tay-nguyen-tai-bao-tang-lich-su-quoc-gia-20190120144516107.htm