Khám phá Bảo tàng không gian văn hóa Mường ở Hòa Bình

Bảo tàng không gian văn hóa Mường, nằm trên con đường Tây Tiến đi Thung Nai thuộc địa phận phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, là bảo tàng tư nhân do họa sỹ Vũ Đức Hiếu xây dựng.

 Không gian bên trong nhà Lang - tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường. Nhà lang trong văn hóa Mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Không gian bên trong nhà Lang - tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường. Nhà lang trong văn hóa Mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Cọn nước - một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Mường được tái hiện ngay trên lối vào bảo tàng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Lối vào Bảo tàng không gian văn hóa Mường như hòa vào với thiên nhiên. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Lối đi bên cạnh nhà Ậu trong không gian bảo tàng văn hóa Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Nhà Ậu là nhà sàn đại diện cho tầng lớp thứ 2, là những người giúp việc cho nhà Lang trong xã hội Mường xưa. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Du khách đến đây không chỉ tham quan mà còn được hòa mình vào cuộc sống của người Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Du khách đến đây không chỉ tham quan mà còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ của các nghệ nhân và hòa mình vào cuộc sống của người Mường… (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Không gian bên trong nhà Lang - tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường. Nhà lang trong văn hóa Mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Một số vật dụng của Thầy cúng trong cộng đồng người Mường hay còn gọi là các Thầy Mo. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Trong thiết kế bài trí của ngôi nhà Lang không thể nào thiếu hai bếp lửa, một bếp ở gian cuối dùng để nấu nướng, sinh hoạt chung cho gia đình quan Lang, một bếp ở gian đầu hồi dùng để giải quyết việc công và tiếp khách. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Trong thiết kế bài trí của ngôi nhà Lang không thể nào thiếu hai bếp lửa, một bếp ở gian cuối dùng để nấu nướng, sinh hoạt chung cho gia đình quan Lang, một bếp ở gian đầu hồi dùng để giải quyết việc công và tiếp khách. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Lối lên khu nhà Noóc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Nhà sàn Noóc là nơi ở và sinh hoạt của cộng đồng thuộc tầng lớp bình dân trong xã hội Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Khu trưng bày tái hiện nhà Nóc Trọi, những người sinh sống trong căn nhà này là tầng lớp bần cùng trong xã hội Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Khu trưng bày tái hiện nhà Nóc Trọi. Những người sinh sống trong căn nhà này là tầng lớp bần cùng trong xã hội Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Bảo tàng không gian văn hóa Mường nhìn từ trên cao, nằm trong một thung lũng núi đá vôi nhỏ có diện tích khoảng 5ha nơi đây vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Bảo tàng không gian văn hóa Mường nhìn từ trên cao, nằm trong một thung lũng núi đá vôi nhỏ có diện tích khoảng 5ha nơi đây vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/photo-kham-pha-bao-tang-khong-gian-van-hoa-muong-o-hoa-binh/664093.vnp