Khám phá ai cũng 'sợ run bần bật' về 11 loài rắn độc

Theo nghiên cứu, một lượng rất rất nhỏ nọc độc của rắn Taipan nội địa độc gấp 10 lần vết cắn của rắn chuông và 50 lần so với rắn hổ mang... Sau đây là những khám phá giật mình về 11 loài rắn độc nhất.

Rắn Eastern Brown: 1/500 gam nọc độc của chúng cũng có thể giết 1 người trường thành, loài rắn xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc: nâu bóng, vàng, xám đen.

Rắn Eastern Brown: 1/500 gam nọc độc của chúng cũng có thể giết 1 người trường thành, loài rắn xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc: nâu bóng, vàng, xám đen.

Rắn cạp nong xanh: Loài rắn độc này còn sẵn sàng cắn chết và làm thịt đồng loại. Nọc của chúng độc gấp 15 lần rắn hổ mang, gây tê liệt cơ bắp, hệ thần kinh.

Rắn Taipan: Rắn Taipan có nọc rất độc, đủ sức giết tới 12.000 con lợn. Độc của loài này ngăn chặn sự lưu thông máu ở động mạch và tĩnh mạch, đồng thời tác động tới thần kinh. Khi con người bị cắn, cái chết thường đến chỉ sau vài giờ. Nếu rắn Taipan bị cắn bởi đồng loại, chúng cũng sẽ chết.

Rắn độc đen châu Phi: Loài rắn này rất hung dữ và có tốc độ cắn rất nhanh, có thể đạt 20km/h. Chúng cũng có thể cắn liên tiếp 12 lần. Một vết cắn có thể giết chết 10-25 người lớn và thường tác động mạnh tới hệ thần kinh. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn gần như chắc chắn.

Rắn hổ: Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt. Tỉ lệ tử vong khi bị cắn rất cao, tới 60-70%.

Hổ mang Philippines: Nọc của chúng độc nhất trong các loài rắn hổ mang và có thể bắn xa tới 3m. Đây là một chất độc tác động chủ yếu tới thần kinh, gián đoạn việc truyền tín hiệu và ảnh hưởng tới các cơ.

Rắn hổ lục: Khi bị cắn, nọc độc sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.

Rắn độc Úc: Đây là loài “dã man” nhất trong các loài rắn bởi chúng thường săn lùng và giết những con rắn khác, kể cả những loài có trong danh sách này. Một vết cắn của rắn độc Úc sẽ gây bại liệt và có thể tử vong trong vòng 6 giờ do suy hô hấp. Các triệu chứng thường đạt mức cao nhất trong vòng 24-48 giờ. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn là rất cao, tới 50%.

Rắn biển Belcher: Một vài milligram nọc của loài rắn này có sức mạnh đủ để giết 1000 người. Tuy nhiên, chỉ khoảng ¼ trong tổng số các vết cắn của chúng có nọc độc và chúng cũng khá hiền lành.

Rắn chuông: Rắn đuôi chuông chưa trưởng thành nguy hiểm hơn rắn trưởng thành rất nhiều do không có khả năng kiểm soát lượng độc tiêm vào kẻ thù. Khi con người bị rắn đuôi chuông cắn, chất độc từ răng nanh ngấm vào máu, phá vỡ các tế bào thành mạch và gây chảy máu bên trong, có thể dẫn tới tử vong.

Rắn Taipan nội địa: Còn có tên gọi khác là rắn “dữ tợn” và được mệnh danh là loài rắn cạn độc nhất thế giới. Một vết cắn của chúng có thể giết 100 người hay 250.000 con chuột. Theo nghiên cứu, một lượng rất rất nhỏ nọc độc của rắn “dữ tợn” độc gấp 10 lần vết cắn của rắn chuông và 50 lần so với rắn hổ mang.

Mời quý vị xem video: Hổ mang chúa vượt suối phục kích rắn độc xanh

Lưu Thoa (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/kham-pha-ai-cung-so-run-ban-bat-ve-11-loai-ran-doc-1301485.html