Khám phá 11 hiệu ảnh nổi tiếng Việt Nam thế kỷ 20

Từ đầu thế kỷ 20, các thợ ảnh của làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội) đã làm chủ nhiều hiệu ảnh nổi tiếng trên khắp cả nước.

 1. Hiệu ảnh Luminor (các tỉnh miền Bắc). Ông Nguyễn Văn Chành (1911-1989) là người đã xây dựng thương hiệu cho chuỗi hiệu ảnh nổi tiếng Luminor ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn và Sapa những năm 1930-1940. Thương hiệu này nổi tiếng với ảnh chụp chân dung và phong cảnh nghệ thuật. (Ảnh trong bài chụp lại từ Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá).

1. Hiệu ảnh Luminor (các tỉnh miền Bắc). Ông Nguyễn Văn Chành (1911-1989) là người đã xây dựng thương hiệu cho chuỗi hiệu ảnh nổi tiếng Luminor ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn và Sapa những năm 1930-1940. Thương hiệu này nổi tiếng với ảnh chụp chân dung và phong cảnh nghệ thuật. (Ảnh trong bài chụp lại từ Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá).

2. Hiệu ảnh Minh Tân (Nam Định). Khoảng năm 1934-1935, ông Nguyễn Văn Bối (1912-1997) cùng em là Nguyễn Văn Lập xuống Nam Định mở hiệu ảnh Minh Tân ở phố Cửa Đông. Cửa hiệu này chuyên về chụp ảnh trong nhà bằng ánh sáng điện với nhiều loại đèn chuyên dụng. Các thiết bị vật tư ảnh đều được đặt mua từ Pháp.

3. Hiệu ảnh Phúc Lai (Hải Phòng). Khoảng năm 1925, ông Nguyễn Văn Đính từ làng Lai Xá đến Hải Phòng làm nghề ảnh và rất thành công với hiệu ảnh mang tên Phúc Lai ở phố Cầu Đất. Căn nhà hai tầng vừa là nơi ở của gia đình, vừa là hiệu ảnh với 7-8 thợ làm ảnh cùng làng.

4. Hiệu ảnh Tân Lai (Hải Phòng). Khoảng năm 1948-1949, hai anh em ông Phạm Văn Tám và Phạm Văn Thú, vốn làm ở hiệu Phúc Lai, mở một cửa hiệu riêng lấy tên là Tân Lai. Hiệu ảnh này trở thành nơi trưởng thành của nhiều thợ ảnh xuất sắc như Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Văn Thọ, Đỗ Thanh. Ông Đỗ Thanh sau này là người phát triển nghề ảnh ở Hòn Gai, Quảng Ninh.

5. Hiệu ảnh Mỹ Lai (Sài Gòn). Ông Nguyễn Văn Đoàn đã tạo lập nên thương hiệu Mỹ Lai ở Sài Gòn từ khoảng năm 1936. Con trai ông là ông Nguyễn Đức Vượng (sinh năm 1955) kế thừa hiệu ảnh của cha đến tận bây giờ.

6. Hiệu ảnh Viễn Kính (Sài Gòn). Năm 1948, ông Đinh Tiến Mậu khi đó mới 13 tuổi đã vào Sài Gòn học và làm nghề ảnh tại tiệm ảnh Văn Vấn của dì ruột. Năm 1958 ông bắt đầu mở tiệm riêng, và mở đến lần thứ tư mới đứng vững. Hiệu ảnh cuối cùng của ông là hiệu Viễn Kính, nằm ở 277 Nguyễn Đình Chiểu, là điểm đến quen thuộc và các nghệ sĩ nổi tiếng đầu thập niên 1970.

7. Hiệu ảnh Văn Lai (Hà Nội). Ông Lương Ngọc lư là con thứ của thợ ảnh Lương Văn Khảo (1913-1976). Ông mở hiệu ảnh Văn Lai ở quê nhà Lai Xá từ nhiều thập niên trước. Hiệu của ông hoạt động theo phương châm đặt chất lượng, tuy tín và sự tôn trong khách hàng lên hàng đầu. Phương châm này đã được con trai ông là ông Lương Văn Trường kế thừa.

8. Hiệu ảnh Sơn Hà (Hà Nội). Hiệu ảnh Sơn Hà được cụ Nguyễn Văn Đán sáng tập từ năm 1936 ở Ngã Tư Sở, sau chuyển về Ô Chợ Dừa, Cầu Giấy rồi phố Lai Xá ở Hà Nội. Kế thừa bố từ năm 1964, ông Nguyễn Minh Nhật và các con trai, con gái đã mở một chuỗi gồm 6 hiệu ảnh mang thương hiệu Sơn Hà khắp Hà Nội.

9. Hiệu ảnh Đức Lai (Hà Nội). Cụ Nguyễn Tiến Nhân bắt đầu làm ảnh từ năm 1943, mở Ba Lê ảnh viện ở Hải Dương, năm 1954-1955 về làng Lai Xá mở hiệu ảnh Đức Lai. Ngày nay, hiệu ảnh được thế hệ thứ tư là ông Nguyễn Việt Anh tiếp nối.

10. Nhà ảnh 441 Bạch Mai (Hà Nội). Năm 1976, ông Nguyễn Văn Thứ mở nhà ảnh ở 441 phố Bạch Mai, Hà Nội. Thời đó, để nhận một bức ảnh khách phải đợi 1-2 ngày, nhưng nhà ảnh 441 luôn trưng biển "Chụp ảnh lấy ngay". Ngay cả vợ ông Thứ là bà Lê Thị Hải cùng tham gia chấm sửa ảnh. Ngày nay, anh Sang là con trai ông Thứ làm chủ hiệu ảnh.

11. Hiệu ảnh Thủ Đô (Hà Nội). Năm 1980, ông Phạm văn Hiếu (1914-1999) mở hiệu ảnh Thủ Đô ở Lai Xá. Hiệu ảnh đã nhanh chóng xây được uy tín trong ngành ảnh và ngày nay được ông Phạm Ngọc Phúc và con trai kế thừa. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá).

Xem clip: Lịch sử nhiếp ảnh.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/diem-danh-cac-hieu-anh-noi-tieng-viet-nam-the-ky-20-984621.html