Khai mạc Cuộc thi KHKT cấp quốc gia HS trung học: Thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học

Sáng 19/6, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020 (Cuộc thi).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Miên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận trao quà lưu niệm cho các đội thi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Miên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận trao quà lưu niệm cho các đội thi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ -Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi, ông Trần Văn Miên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng dựkhai mạc. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Đà Nẵng và các thầy cô giáo hướng dẫn, học sinh có dự án dự thi.

Năm học 2019-2020 là năm thứ 8 Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuậtcấp quốc gia dành cho học sinh trung học trên phạm vi toàn quốc. Cuộc thi nămnay đã thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh các trường phổ thông trênkhắp cả nước tham gia với 67 đơn vị dự thi, 137 dự án với 253 học sinh.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Cuộc thi năm nay đã thu hút, tậphợp được nhiều nhà khoa học từ các trường đại học, cao đẳng, học viện tham giahướng dẫn, góp ý, chấm, chọn các dự án tham gia từ cuộc thi cấp tỉnh/thành phốđến cấp quốc gia. Nhiều trường đại học, các tổ chức khoa học và các doanh nghiệptrong nước và nước ngoài đã đến tham dự, trao phần thưởng và công bố tuyển thẳngvào bậc đại học của đơn vị mình đối với các thí sinh đạt giải.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc Cuộc thi.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ hy vọng, thông qua hoạt động này, chúng ta sẽ có nhận thức mới về chất lượng giáo dục, mở rộng về không gian, thời gian và hình thức hoạt động dạy học, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường, đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục của trường phổ thông.

Cuộc thi cònnhận được sự phối hợp của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoahọc Kĩ thuật Việt Nam và Quỹ hỗ trợ sáng tạo kĩ thuật Việt Nam (Vifotec); Thànhủy, HĐND, UBND và các ban, ngành, đoàn thể Thành phố Đà Nẵng; các đại học, trường đại học...

Thứ trưởng nhấn mạnh: Sự bùng nổ tri thức, công nghệ sản xuất mới và cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4đang làm thay đổi các nội dung trong giáo dục đào tạo, yêu cầu người học phải thayđổi cách học, người dạy phải thay đổi cách dạy và nhà trường phải thay đổi cách đánhgiá kết quả học tập và rèn luyện của người học.

Trước bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảnglần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, trong những năm vừa qua,giáo dục phổ thông nói chung và công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi nóiriêng đã có rất nhiều đổi mới cả về mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục, đôỉmới kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục và đã thu được những kết quả rất quantrọng.

Bêncạnh tiềm năng sáng tạo của học sinh Việt Nam đã được khẳng định qua thànhcông của các em trong các kì thi Olympic quốc tế hằng năm, từ năm học 2011– 2012, Bộ GD&ĐT đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinhtrung học cơ sở và trung học phổ thông và tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấpquốc gia dành cho học sinh trung học (VISEF) thu hút hàng ngàn học sinh thamgia; đã cử học sinh tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) vàcác cuộc thi, hội trợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học, kỹ thuật và thu được những kết quả khả quan.

Cuộc thi năm nay đã thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh các trường phổ thông trên khắp cả nước tham gia với 67 đơn vị dự thi, 137 dự án với 253 học sinh.

Liêntục trong các cuộc thi Intel ISEF ở Hoa Kỳ những năm vừa qua, học sinh Việt Namđã khẳng định khả năng nghiên cứu khoa học, kĩ thuật ở tầm quốc tế: năm 2012 đoạt giải Nhất; năm2013 đoạt 2 giải Tư; năm 2014 đoạt 2 giải Tư và 1 giải đặc biệt; năm 2015 đoạt 1giải Tư và 1 giải đặc biệt; năm 2016 đoạt 4 giải Ba; năm 2017 có 1 giải Ba; 4 giải Tư và 4 dự án đoạt giải đặc biệt; năm2018 có 1 giải Ba và 1 giải đặc biệt; năm 2019 có 1 giải Ba.

Tỷ lệ dự án đoạtgiải của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 26% của Intel ISEF. Bên cạnh đó, học sinh của chúng ta cũng đạt nhiêùgiải, nhiều huy chương khi tham dự các cuộc thi, triển lãm sáng tạo khoa học củakhu vực và quốc tế.

Tại những Cuộc thi này, từ việc xác định đề tài đến quá trình triển khainghiên cứu đề tài cho thấy nhiều em đã thực sự có phẩm chất và năng lực của nhàkhoa học. Các ý tưởng sáng tạo của các em đã được hiện thực hóa và giải quyếtnhiều vấn đề này nảy sinh trong thực tiễn.

Các đại biểu dự khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020.

"Những thành công bước đầu này mở ramột hướng phát triển mới cho giáo dục phổ thông" - nhấn mạnh điều này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm rõ: đối với học sinh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật khuyến khíchcác em quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống, liên hệ kiến thức học được ở trườngphổ thông với thực tế sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội, rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức tổng hợp đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn; gópphần giáo dục STEM và tạo nền tảng cho các hoạt động khởi nghiệp trong tươnglai.

Đối với các cơ quan quản lý và các nhà trường, hoạt độngnghiên cứu khoa học, kỹ thuật - của các em học sinh đã góp phần tạo lập được môíliên hệ, đưa các nhà khoa học cùng các phòng thí nghiệm của các trường đại học,các viện nghiên cứu về gần với các trường phổ thông, tạo điều kiện để các nhàkhoa học đầu ngành của các trường đại học, các viện nghiên cứu gặp gỡ các em họcsinh phổ thông, hướng dẫn các em tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học vàtruyền lửa cho thế hệ sau, qua đó thực hiện một cách sinh động phương châm củagiáo dục hiện đại: học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, kết hợpgiáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

"Hoạt động này cũng góp phần tăng cường liên thông giưãgiáo dục phổ thông với giáo dục đại học; góp phần hướng nghiệp cho học sinh phổthông" – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định thêm.

Để cuộc thi đạt mục tiêu và đúng yêu cầu của Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị Ban tổ chức có kế hoạch hoạt động chi tiết, đảm bảo cuộc thi khách quan, công bằng, đúng quy chế. Ban giám khảo cần tập trung làm việc chính xác, công bằng, lựa chọn được những đề tài tốt nhất để trao giải.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khai-mac-cuoc-thi-khkt-cap-quoc-gia-hs-trung-hoc-thuc-day-doi-moi-phuong-phap-day-hoc-20200619085436752.html