Khắc phục hậu quả mưa lũ, khẩn trương khôi phục hệ thống giao thông

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 5/9, mưa lũ đã làm 16 người chết (tăng 1 người tại Thanh Hóa do người mất tích đã tìm thấy thi thể ); 4 người mất tích.

382 nhà bị sập đổ, thiệt hại trên 70%; 787 nhà phải di dời khẩn cấp; 5.209,32 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; 2.399 con gia súc, 102.418 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 1.010 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 2.172 m đê bối, bờ bao, 620 m kè và 24.213 m kênh mương bị hư hỏng, thiệt hại. Sạt lở 1.280.080 m3 đất đá.

Cán bộ, chiến sĩ Đoàn KT-QP 379 cùng các lực lượng khắc phục sạt lở đất ở xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Hồng Pha/TTXVN phát

Cán bộ, chiến sĩ Đoàn KT-QP 379 cùng các lực lượng khắc phục sạt lở đất ở xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Hồng Pha/TTXVN phát

Hiện tại các địa phương đang khẩn trương huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là thông tuyến tại các điểm sạt lở ảnh hưởng đến giao thông. Các tuyến Quốc lộ qua địa bàn tỉnh Sơn La đã thông xe bước 1; tỉnh Thanh Hóa còn huyện Mường Lát và một số bản của huyện Quan Hóa bị chia cắt. Hiện tại các địa phương đang khẩn trương huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả mưa lũ đặc biệt là thông tuyến tại các điểm sạt lở ảnh hưởng đến giao thông.

Vụ Quản lý đê điều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tại vị trí K25+600 – K25+750 đê hữu Cầu thuộc địa bàn xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã xảy ra sự cố lún sụt mặt, mái đê phía đông. Địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu, hạn chế phương tiện giao thông, lập phương án xử lý cấp bách sự cố.

Các tỉnh đã cử các đoàn xuống các khu vực bị ảnh hưởng để chỉ đạo các ban ngành tổ chức di dời tài sản, giúp đỡ người dân khắc phục sự cố ổn định cuộc sống cho người dân.

Ngày 3 và 4/9 trên địa bàn các xã: Khánh Hưng, Khánh Bình Tây, Khánh Hải, Phong Điền, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã xảy ra lốc xoáy làm tốc mái 33 căn nhà, chìm 4 phương tiện khai thác thủy sản, ước tính tổng thiệt hại khoảng 182 triệu đồng.

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đêm 2 và 3/9 tại khu vực Mỹ Xuân, Phú Mỹ đã xảy ra mưa lớn kéo dài với lượng mưa 145,6mm; khoảng 12 giờ trưa ngày 3/9, Đập Suối Giao Kèo bị sạt, vỡ gây ngập lụt cho 2 hộ dân làm hư hỏng các đồ dùng trong nhà, một số gia cầm bị ngạt nước chết. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã Phú Mỹ đã có mặt để chị đạo đảm bảo an toàn về người và tài sản. Hiện UBND xã đang tiến hành khắc phục sự cố và thành lập đoàn thống kê chi tiết thiệt hại.

Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Nam cho biết, hiện nay diễn biến lũ chưa ảnh hưởng đến việc đi học của các học sinh; riêng một số khu vực ven biên giới tại 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang có khoảng 600 em học sinh hàng ngày di chuyển qua lại giữa Campuchia và Việt Nam để đi học, địa phương đã điều động phương tiện (ghe lớn), tăng cường trang bị áo phao, huy động lực lượng cứu hộ cứu nạn trực nhằm bảo đảm an toàn cho các em.

Thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 197.709 ha gieo trồng vụ Hè Thu; 43.028 ha gieo trồng vụ Thu Đông nằm ngoài đê bao có nhiều khả năng bị ngập lũ thuộc 4 tỉnh: Long An, An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp.

Tính đến ngày 4/9, diện tích gieo trồng lúa mùa tại đồng bằng sông Cửu Long là 28.000 ha đạt 10% kế hoạch. Diện tích lúa bị thiệt hại là 3.812,7 ha gồm các tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Cà MauCác tỉnh đã cử các đoàn xuống các khu vực bị ảnh hưởng để chỉ đạo các ban ngành tổ chức di dời tài sản, giúp đỡ người dân khắc phục sự cố ổn định cuộc sống cho người dân.

Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1127 ngày 31/8 về việc phòng tránh và khắc phục hậu quả mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo an toàn chống lũ của hệ thống đê điều. Tiếp tục huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục, thông tuyến các tuyến đường bị ách tắc, chia cắt do mưa lũ, sạt lở đất đặc biệt là các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa.

Các địa phương khu vực hạ du hồ Hòa Bình triển khai phương án đảm bảo an toàn dân cư, đê điều, công trình thủy lợi và các hoạt động trên sông khi hồ xả lũ. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình và Sơn La mở thêm 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình vào 13 giờ ngày 5/9 và đề nghị Thủy điện Sơn La phát điện tối đa qua các tổ máy.

Đối với các hồ chứa khu vực Bắc Bộ: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, các bản tin dự báo, cảnh báo, tiến hành tính toán tham mưu cho Ban chỉ đạo điều hành liên hồ chứa theo quy trình; hàng ngày có báo cáo về Văn phòng thường trực (qua trực ban) và các Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, các chủ hồ, các đơn vị, các cơ quan phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Đối với các hồ chứa khu vực miền Trung: Tổ chức tính toán, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, lưu lượng đến các hồ chứa để sẵn sàng tham mưu cho Ban chỉ đạo điều hành đảm bảo an toàn hạ du.

Thắng Trung (TTXVN)

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/thoi-su/khac-phuc-hau-qua-mua-lu-khan-truong-khoi-phuc-he-thong-giao-thong-20180906184636322.htm