Khác biệt cơ bản giữa Lục quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ

Hai lực lượng quân đội tách bạch rõ ràng của Mỹ này lại thường bị đánh đồng và ít có sự phân biệt một cách rõ ràng và thường được gọi là 'quân Mỹ' một cách chung chung.

Điểm khác biệt đầu tiên của hai lực lượng này đến từ cơ cấu tổ chức, bao gồm từ cấp trung đội trở lên. Trong khi đó, tên gọi của các lực lượng cấu thành của hai binh chủng này cũng khá khác biệt dù cùng chung một mục đích. Nguồn ảnh: Themighty.

Điểm khác biệt đầu tiên của hai lực lượng này đến từ cơ cấu tổ chức, bao gồm từ cấp trung đội trở lên. Trong khi đó, tên gọi của các lực lượng cấu thành của hai binh chủng này cũng khá khác biệt dù cùng chung một mục đích. Nguồn ảnh: Themighty.

Ví dụ như lực lượng Lục quân sẽ có các đơn vị liên lạc radio và cứu thương (Radiotelephone và Medic) thì Thủy quân Lục chiến lại sử dụng thuật ngữ truyền tin liên lạc và quân y (Radio Transmitter và Corpsman). Nguồn ảnh: Themighty.

Khác biệt rõ nhất nằm ở trang bị của Thủy quân Lục chiến và Lục quân. Theo đó, về cơ bản là trang bị của Thủy quân Lục chiến sẽ gọn nhẹ hơn, đông quân hơn và có lối tác chiến sử dụng hỏa lực không quân, hải quân nhiều hơn so với bộ binh, vốn có trang bị nặng và lối tác chiến dựa vào pháo mặt đất và xe tăng nên có số quân ít hơn. Nguồn ảnh: Afghanistan.

Do có lối đánh tận dụng bộ binh thay vì tận dụng hỏa lực hạng nặng, Lục quân Mỹ sẽ được ưu tiên trang bị và nâng cấp vũ khí mới nhiều hơn so với Thủy quân Lục chiến Mỹ. Ví dụ, khẩu M4 của Lục quân được thay thế sớm hơn nhiều so với Thủy quân Lục chiến. Nguồn ảnh: Amphibious.

Vũ khí chống tăng của lục quân cũng nhiều sự lựa chọn hơn với SMAW, AT-4 hoặc thậm chí là Javelin. Trong khi đó, SMAW lại thường được thủy quân lục chiến lựa chọn hơn cả. Nguồn ảnh: Themighty.

Hỏa lực yểm trợ của Thủy quân Lục chiến lại áp đảo hơn Lục quân với không chỉ pháo, không quân mà còn cả hải pháo và tên lửa từ biển. Trong khi đó Lục quân lại chỉ có cối, pháo, tên lửa mặt đất. Nguồn ảnh: Militaryranger.

Thủy quân Lục chiến - tất nhiên sẽ chuyên về lối đánh đổ bộ từ biển hoặc từ sông lên bờ. Trong khi đó lối đánh của Lục quân lại đa dạng hơn, có từng đơn vị đáp ứng được từng dạng địa hình khác nhau như sơn cước đánh núi, lính dù, bộ binh cơ giới, lính đánh tuyết,... Nguồn ảnh: Specials.

Bản thân người lính Thủy quân Lục chiến cũng được chuyên môn hóa cao hơn với từng chuyên ngành như Lính súng trường, lính súng cối, lính tấn công, lính tên lửa chống tăng. Trong khi đó Lục quân chỉ có lính bộ binh thông thường và bộ binh nặng (sử dụng các loại vũ khí hạng nặng). Nguồn ảnh: Marines.

Điểm khác biệt cuối cùng và rõ nét nhất giữa hai lực lượng này đó là cách đào tạo, cách sử dụng và loại lính đặc nhiệm mà hai đơn vị sở hữu. Nguồn ảnh: Traunlitm.

Trong đó, Thủy quân Lục chiến có nhiều dạng lính đặc biệt như trinh sát bắn tỉa, do thám hoặc đặc nhiệm hải quân có khả năng bơi lội cực giỏi chuyên xâm nhập đường biển. Nguồn ảnh: Calltoarm.

Còn đặc nhiệm của Lục quân lại thường có biên chế đông hơn, gọi là Ranger, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau thay vì chia ra từng chuyên ngành đặc biệt. Nguồn ảnh: Weaponlist.

Trong thực chiến, đặc nhiệm Lục quân Mỹ hay Ranger có thể tác chiến theo cấp Trung đoàn, trong khi đó Thủy quân Lục chiến thường chỉ dùng đặc nhiệm theo từng nhóm nhỏ, hỗ trợ bộ binh tiến quân chứ không sử dụng đặc nhiệm theo quy mô lớn như Lục quân. Nguồn ảnh: USARM.

Mặc dù vậy, lịch sử đã ghi nhận trong những trường hợp đặc biệt và tùy yêu cầu của chiến trường, các lực lượng Thủy quân Lục chiến và Lục quân Mỹ có thể "đảo" vị trí cho nhau một cách linh động dù rằng không thể đảm bảo được hiệu quả tác chiến và đặc biệt là hiệu quả hiệp đồng tác chiến các binh chủng. Nguồn ảnh: Armymil.

Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/khac-biet-co-ban-giua-luc-quan-va-thuy-quan-luc-chien-my-966611.html