Khả năng tấn công chớp nhoáng của tàu chiến tốc độ cao bậc nhất Việt Nam

Trong biên chế của Hải quân Việt Nam có tới 8 tàu tên lửa lớp Osa II. Đây là các tàu chiến có số lượng nhiều thứ hai trong biên chế Hải quân Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

Tàu tên lửa lớp Osa II được Liên Xô đóng theo Đề án 205 Tsunami từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đây là một trong những loại tàu chiến từng được Liên Xô sản xuất với số lượng nhiều nhất, lên tới hơn 400 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tàu tên lửa lớp Osa II được Liên Xô đóng theo Đề án 205 Tsunami từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đây là một trong những loại tàu chiến từng được Liên Xô sản xuất với số lượng nhiều nhất, lên tới hơn 400 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong biên chế của Hải quân Việt Nam, các tàu tên lửa lớp Osa II cũng có số lượng nhiều thứ hai chỉ sau các tàu tên lửa lớp Molniya - tổng cộng 8 chiếc. Nguồn ảnh: BHQ.

Các tàu lớp Osa II có số hiệu lần lượt từ 354 tới 361. Phiên bản Osa được Việt Nam sử dụng thuộc lớp Đề án 205U, mỗi tàu có biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ 29 người. Nguồn ảnh: QPVN.

Osa II hay còn được mệnh danh là "ong bắp cày", tàu được trang bị tới ba động cơ diesel, đảm bảo cung cấp tốc độ di chuyển cực nhanh. Tổng cộng ba động cơ này cung cấp 12.000 mã lực cho tàu các tàu Osa II của Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.

Tải trọng choáng nước của tàu chỉ 171 tấn, vậy nên các động cơ đã cung cấp sức mạnh cực lớn cho tàu, giúp nó di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 42 hải lý/giờ - tương đương với 78 km/h. Nguồn ảnh: Danviet.

Với tốc độ 42 hải lý giờ, tàu tên lửa Osa II cũng là tàu chiến có tốc độ cao bậc nhất trong biên chế của Hải quân Việt Nam hiện tại và nhanh hơn mọi tàu tên lửa khác lớp Molniya hay lớp BPS-500 cùng đang phục vụ trong biên chế của ta. Nguồn ảnh: QPVN.

Tốc độ cao vượt trội cho phép các tàu tên lửa lớp Osa thực hiện lối đánh chớp nhoáng rất táo bạo. Nguy hiểm nhất trên tàu chính là những loại tên lửa đối hạm P-15 Termit. Nguồn ảnh: BHQ.

Bằng tốc độ cao của mình, các tàu lớp Osa có thể luồn lách, cơ động đột nhập vào giữa đội hình tàu địch, phóng toàn bộ các tên lửa đối hạm nó mang theo vào cùng một mục tiêu đắt giá nhất, sau đó thoát ra một cách dễ dàng dựa trên lợi thế tốc độ và sự cơ động của mình. Nguồn ảnh: BHQ.

Ngoài 4 ống phóng tên lửa Termit, trên tàu còn được trang bị 2 khẩu pháo AK-230 để làm nhiệm vụ phòng không. Đây là loại pháo 2 nòng cỡ 30mm và được dẫn đường bằng radar, rất lợi hại khi đối đầu với các mục tiêu tầm thấp như trực thăng của đối phương. Nguồn ảnh: BHQ.

Hiện tại ngoài Việt Nam, trên thế giới còn có khoảng hơn 10 quốc gia cũng đang sử loại tàu tên lửa này trong biên chế của mình, trong đó nhiều nhất là Yemen với 18 chiếc, tiếp theo là Cuba và Syria với lần lượt 13 và 12 chiếc. Nguồn ảnh: BHQ.

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video: Hé lộ ‘Vũ khí của tử thần’ trên những tàu sân bay Mỹ. Nguồn: US Defense News/Vietnamnet.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/kha-nang-tan-cong-chop-nhoang-cua-tau-chien-toc-do-cao-bac-nhat-viet-nam/20191113024038618