Khả năng tài tình loạt sinh vật kỳ bí ẩn mình dưới biển sâu

Tuy có kích thước nhỏ nhưng những loài sinh vật kỳ bí này lại sở hữu những năng lực, kỹ thuật săn mồi khiến con người phải nể phục. Bên cạnh đó, chúng còn là những bậc thầy ngụy trang, có thể 'tàng hình' dưới mắt con người.

Trong hình là hải long lá, một loài cá thuộc họ Cá chìa vôi. Nó là loài duy nhất trong chi Phycodurus. Sinh vật kỳ bí được tìm thấy dọc theo bờ nam và tây biển Australia. Tên gọi xuất phát từ hình dạng của nó giống chiếc lá, chúng dùng để ngụy trang.

Trong hình là hải long lá, một loài cá thuộc họ Cá chìa vôi. Nó là loài duy nhất trong chi Phycodurus. Sinh vật kỳ bí được tìm thấy dọc theo bờ nam và tây biển Australia. Tên gọi xuất phát từ hình dạng của nó giống chiếc lá, chúng dùng để ngụy trang.

Sinh vật này nổi tiếng vì hình dạng hệt như một chiếc bút lông. Thực tế, đây là cấu trúc cộng đồng gồm nhiều sinh vật tụ lại. Chúng sử dụng xúc tu để bắt mồi.

Mực Euprymna berryi có một quan hệ cộng sinh với một loại vi khuẩn phát quang sinh học là Aliivibrio fischeri. Trong khi mực Euprymna berryi giúp đỡ vi khuẩn sinh sôi phát triển, các vi khuẩn lại giúp mực phát ra ánh sáng xanh, hòa lẫn vào môi trường biển, bảo vệ mực khỏi những kẻ săn mồi.

Sinh vật biển dễ thương này còn được gọi là bạch tuộc Dumbo vì chúng có ngoại hình rất giống như chú voi Dumbo nổi tiếng trong bộ phim họa hình cùng tên của Disney. Có thân hình như gel, loài bạch tuộc Dumbo này sống ở đáy đại dương sâu thăm, ăn cá nhỏ và phù du.

Loài ốc biển sặc sỡ này thường bám các thể san hô mềm và ăn luôn thể san hô đó. Chúng còn có thể sinh sản bằng cách thụ tinh và con cái sẽ đẻ trứng trên thể san hô mà chúng ký sinh.

Được gọi là cá ếch hề, những con cá này dụ con mồi bằng một cơ thể sặc sỡ.

Cá mặt trời, loài cá lười nhất thế giới, chẳng chịu bơi mà chỉ thích thả mình trôi theo dòng nước, rảnh thì há miệng nuốt cá bơi ngang qua.

Sứa gai Thái Bình Dương, một loài động vật nguy hiểm. Vết chích của nó mặc dù không gây tử vong cho con người ngay lập tức nhưng lại gây đau đớn, khiến con người hoảng loạn, dễ rơi vào tình huống xấu.

Bề ngoài của chúng trông giống như một cây thông Giáng sinh. Trên thực tế, đây là một loài giun biển có lông.

Động vật không xương sống này chỉ dài vài mm, chúng rất huyền ảo, cơ thể gần như trong suốt và có thể "tàng hình" ngay trước mắt người.

Còn được gọi là cá Napoleon, đây là loài cá có cái đầu lớn, có thể đạt chiều dài 1,8 mét và có tuổi thọ hơn 30 năm. Chúng được đánh giá một loài săn mồi cừ khôi dưới đáy biển, trăm trận trăm thắng.

Cá dơi môi đỏ, loài cá kỳ quặc dùng chính đôi môi màu đỏ tươi của mình để mê hoạc và dụ dỗ con mồi.

Loài cá kỳ dị này có cấu trúc hình tam giác phía sau mắt, rất giống với đàn violin. Chiều dài cơ thể của nó có thể đạt tới 1,2 mét, là một trong những loài cá hiếm, rất được chú ý.

Hoạt động giống như cây bắt ruồi, khi tìm thấy thức ăn, loài sinh vật này sẽ căng ra để bắt. Cơ thể của nó chứa một lớp gelatin, một chất giống như gel có thể giúp chúng bắt giữ con mồi dễ dàng. Thêm vào đó, sinh vật này có thể thay đổi hình dạng và có độ đàn hồi cơ thể tuyệt vời.

Còn được gọi là kỳ nhông bốn răng, loài cá nóc này nó bốn chiếc răng lớn và chúng sử dụng những chiếc răng này để cắn vỏ con mồi. Những con mồi này chủ yếu là động vật giáp xác và động vật thân mềm. Khi bị đe dọa, loài cá này sẽ hít nước vào cơ thể, khiến cơ thể phồng lớn để kẻ thù không nuốt được. Đặc biệt, hầu hết các loài cá nóc đều có độc và một số loài cá nóc còn là động vật có xương sống độc nhất trên hành tinh.

Mời quý vị xem video: Sinh vật kỳ quái hình dạng như bộ não người

Kiều Dụ (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/kha-nang-tai-tinh-loat-sinh-vat-ky-bi-an-minh-duoi-bien-sau-1321946.html