Kế hoạch Iran: Mỹ không thể ngăn Tehran

Về lâu dài Washington khó lòng ngăn chặn được Tehran mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Trung Đông.

Căng thẳng Mỹ-Iran đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Cả hai bên đều đang thực hiện các biện pháp mạnh tay để buộc bên kia thay đổi hành vi. Washington và Tehran đều mong muốn tránh chiến tranh, tuy nhiên, trong một môi trường leo thang như vậy, rủi ro của tính toán sai lầm tăng lên đáng kể.

Bất kể kết quả của cuộc xung đột này có như thế nào, Iran có khả năng duy trì ảnh hưởng của mình trên khắp khu vực Trung Đông vì sự yếu kém kinh niên của thế giới Ả-Rập.

Sự nổi lên của Iran trong khu vực là hậu quả lkhông lường trước được của cuộc chiến ở Iraq năm 2003 nhằm thay đổi chế độ ở Baghdad. Kể từ đó, Mỹ đã bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của quan hệ nhân quả, những nỗ lực của Washington để chống lại chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia lại là cơ hội lớn của Iran và ngược lại. Tình trạng hiện tại của mối quan hệ giữa Mỹ và Iran có liên quan đến một thực tế rằng, Washington không thể cho phép Iran có thêm lợi ích từ sự suy yếu của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực nữa.

Iran rõ ràng là đang đứng ngoài để làm suy yếu kiến trúc an ninh khu vực. Chiến lược của Tehran chủ yếu dựa trên hành động ủy quyền thông qua các bĩnh sỹ người Shia (chủ yếu là người Ả-Rập) và không chỉ ở sườn phía tây kéo dài đến Địa Trung Hải mà còn trên Bán đảo Ả-Rập.

Thật vậy, thế giới hiện đang chứng kiến một chiến dịch tấn công ngày càng quyết liệt từ phiến quân Houthi thân Iran ở Yemen trên lãnh thổ Ả-Rập Xê-Út.

Các đội quân ủy nhiệm là một trong những quân bài quan trọng của Tehran trên bàn đàm phán

Các đội quân ủy nhiệm là một trong những quân bài quan trọng của Tehran trên bàn đàm phán

Một phần khác ít được nói đến hơn là chiến lược đàm phán của Tehran. Trong trường hợp này, điều đó không đơn giản, vì Tehran luôn tìm cách củng cố lợi ích cho các đội quân ủy nhiệm của họ thông qua quá trình đàm phán. Những lực lượng này như chúng ta đã thấy ở Lebanon và Iraq đã phát triển thành các phong trào chính trị đối lập.

Là người bảo trợ, Iran đã biến những lực lượng này thành vũ khí trên bàn đàm phán. Đó là cách Tehran tăng dấu ấn địa chính trị trong thế giới Ả-Rập.

Các cuộc xung đột khu vực Trung Đông chủ yếu là sự kháng cự của người Sunni trước sự bành trướng của Iran, một quốc gia Hồi giáo theo dòng Shia. Về lâu dài, cả Iran và các chiến binh thánh chiến sẽ thu hẹp không gian ảnh hưởng của các nhà nước Ả-Rập theo dòng Sunni.

Do đó, một cuộc chiến lớn trong khu vực sẽ chỉ phát huy lợi thế của Iran và giá phải trả sẽ là sự suy yếu của các quốc gia Ả-Rập đồng minh của Mỹ. Nỗ lực ngăn chặn chiến tranh với Iran nên tiếp tục và bất kỳ thỏa thuận thương lượng nào mà chính quyền Trump có thể đạt được đều phải mang tính chiến thuật.

Trong ngắn hạn, mục tiêu của Washington là ngăn chặn Iran gây ảnh hưởng đến các vấn đề của thế giới Ả-Rập. Tuy nhiên, về lâu dài, vai trò của Iran với sự rạn nứt trong kết cấu của thế giới Ả-Rập Sunni là điều có thể dự đoán trước.

Như Ý

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ke-hoach-iran-my-khong-the-ngan-tehran-3383676/