Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế - Tập truyện ngắn của nhà văn Đặng Văn Sinh

Tập truyện ngắn bao gồm tất cả 16 truyện ngắn rất hay của nhà văn Đặng Văn Sinh, sách do NXB Dân Trí phát hành. 16 truyện ngắn, truyện nào đọc cũng hay, trong đó có những truyện rất hay như Bến lỡ, Bến Phù Dung, Đò đêm, Chuyển kiếp…

Nội dung câu chuyện Bến lở kể về nhân vật tôi làm nghề cửu vạn đội cát ở bến sông. Trong một đêm trăng mười ba, nhân vật tôi nhảy xuống sông tắm, và cố sải tay bơi về phía cồn Khoai và bị rơi vào vùng nước xoáy không còn biết gì nữa. Lúc tỉnh dậy nhân vật tôi mới biết là mình được ông lão đánh cá cứu sống.Ông lão đánh cá cho biết, đối diện với cồn Khoai chỗ nhân vật tôi định bơi đến là Bến lở.Khúc sông này thỉnh thoảng vẫn gây ra những cái chết bí hiểm mà nhiều người không giải thích được.

Và ông lão đánh cá kể cho nhân vật tôi một câu chuyện tình và nhiều cái chết bất ngờ tại Bến lở. Số là vào những năm đầu kháng chiến, có một hãng vận tải chuyên chở vật liệu cung cấp cho các đồn binh xây lô cốt trên các triền sông đường Hải Phòng – Hà Nội, Hải Phòng – Phả Lại. Chủ hãng là gã Tây lai Giắckê, tên này có cô vợ người Việt xinh đẹp tên là Bạch Phượng. Thợ máy thường xuyên theo đoàn tàu dắt là Lê Công, một tay tài công lãng tử học trường Bách Nghệ, giỏi nghề cơ khí, được lão chủ Tây nể và trả lương cao.

Tay tài công có vóc dáng như một đô vật, với bộ ria con kiến trên khuôn mặt chữ điền. Một lần vợ Giắckê trông thấy Lê Công thì mê ngay, và họ đã nhanh chóng dan díu với nhau, tên Giắckê sau mấy tháng cũng phát hiện ra và y đã tìm cách xử tay tài công. Trong một lần khi tàu qua Bến lở, mọi người thông báo Lê Công mất tích chắc là do đêm hôm qua say rượu ngã xuống sông chết đuối.

Bạch Phượng thương xót cho người tình, thuê thợ lặn tìm kiếm xác Lê Công nhưng không thấy. Thực ra Lê công bị gã Tây lai cùng đám người thân cận của hắn đã trói Lê Công, quăng xuống Bến lở, nhưng Lê Công giỏi bơi lội, và trước đó từng học võ công với một võ sư ở Bình Định, nên dùng sức giật đứt sợi giây và thoát được nạn.

Hai tháng sau khi tàu của Giắckê đi qua Bến lở, hắn đã bị Lê Công giết chết, bốn ngày sau xác của hắn mới nổi lên, hai tay, hai chân đều bị trói. Trong khi đó Bạch Phượng gắp lại Lê Công thì vô cùng mừng rỡ, và ngay sau đó Bạch Phượng đã quyết định để cho Lê Công làm chủ con tàu.Lê Công và Bạch Phượng trở thành vợ chồng, họ sinh được ba người con, hai trai một gái.Sau khi hòa bình lặp lại, vợ chồng Lê Công bán hết tài sản hiến cho chính phủ, chỉ để lại một con đò làm kế sinh nhai.

Những năm cuối đời Lê Công lại mua gỗ, tự tay đóng thuyền đăng ký xin chở đò dọc, và trong một lần chở đò qua Bến lở, thuyền gặp nạn, rất nhiều người trên thuyền sống sót, trong đó có cả con gái ông Lê Công. Chỉ duy nhất ông chủ thuyền là Lê Công mất tích, và lần này là mất thật. Và mười mấy năm sau, Bạch Phượng đi lễ đền Kiếp Bạc, thuyền qua Bến lở lại bị đắm, mọi người được cứu sống, chỉ riêng bà cụ Bạch Phượng tử nạn. Con gái Bạch Phượng tên là Nhuần, hằng năm vẫn đi cúng rằm tháng bảy cầu siêu cho hương hồn ông cụ, bà cụ tử nạn tại Bến lở.

Câu chuyện Bến Phù Dung kể về nhân vật tôi nhận được tin ông Quỳnh ốm nặng nên về thăm, mặc dù không họ hàng gì, nhưng nhân vật tôi ngày nhỏ năm 11 tuổi đi chăn trâu bị chết đuối ở bến sông và được ông Quỳnh cứu sống. 26 năm sau về gặp lại ông Quỳnh, nhân vật tôi được ông Quỳnh yêu cầu chở về lần cuối, đưa ông đi thăm một nơi dã từng khắc sâu trong tâm trí ông, nơi đó chính là Bến Phù Dung.

Và ông Quỳnh đã kể lại câu chuyện của ông nhiều năm về trước… Làng ông ngày trước gặp nạn, vỡ đê, nước ngập trắng cả mấy tổng vùng Tam Xá, người chết nhiều lắm, gia đình ông chết hết, chỉ còn mình ông sống xót. Năm đó ông 16 tuổi, lang thang khắp mọi nơi, cuối cùng ông lạc đến một bến sông, và đúng lúc sắp chết đói thì gặp vợ chồng chủ đò dọc chuyên dùng thuyền chở hàng hóa trên sông nước.

Anh chồng tên là Trác mới hơn ba mươi tuổi mà trông già yếu hem hem, còn cô vợ tên là Nhuần, trẻ trung xinh đẹp, họ có một cô con gái tên là Nhụy 11 tuổi. Trông thấy Quỳnh vợ chồng anh Trác đang cần người đẩy sào, nên nhận Quỳnh vào thuyền làm nghề chống sào thuê trên thuyền, từ đó Quỳnh sống chung với gia đình anh Trác nay đây mai đó trên các dòng sông.

Thời gian thấm thoát 5 năm trôi qua, anh Trác ngày càng hom hem, yếu kém.Còn chị vợ thì trông cứ phây phây, cái Nhụy lúc đó cũng được 16 tuổi.Ông Quỳnh lúc đó đã 21 tuổi, là thanh niên cường tráng, thành thạo nghề sông nước.Giữa ông Quỳnh và cái Nhụy ngày càng có tình ý với nhau, anh Trác thì muốn tác thành cho hai đứa, nhưng chị Nhuần thì chưa có ý kiến gì.

Nhưng ngay sau đó, trong một lần chở đầy dưa hấu thì thuyền bất ngờ gặp cơn bão, và anh Trác đã bị nước cuốn trôi, xác anh được vớt ở bến đò Vạn Điền.Anh Trác chết, ông Quỳnh trở thành người đàn ông duy nhất trên thuyền. Trong một lần nhận chở chuyến hàng cau, chị Nhuần đã bảo cái Nhụy ở lại bến đi đòi nợ, sau đó đóng hàng chờ ở bến, ba ngày sau chị sẽ về.

Chuyến đi đó, chị Nhuần đã tính trước, vốn cùng có tình ý với Quỳnh, người đàn bà góa chồng với nhiều ham muốn, nhưng Quỳnh đã không làm gì, khiến chị ta cảm thấy xấu hổ.Sau chuyến đi ấy, chị Nhuần giao thuyền lại cho ông Quỳnh và cái Nhụy, và chị Nhuần đã không trở lại Bến Phù Dung nữa.

Ông Quỳnh và cái Nhụy trở thành vợ chồng, họ có ba người con. Năm bà Nhụy tròn 49 tuổi thì đột ngột qua đời, ông Quỳnh được nhân vật tôi chở về thăm lại Bến Phù Dung, ông nhìn lên cây đa và dãy quán liêu xiêu nhuộm đỏ ráng chiều…

Đò đêm, nội dung câu chuyện kể về một anh nhà thơ, sau khi in được tập thơ “Đối thoại với dòng sông”, anh đã mang khắp nơi để chào bán nhưng không bán được. Trong một lần lên chuyến đò đêm để về bến Tràng. Chuyến đi đêm đó có rất nhiều người trên thuyền,một ni cô đến nữa đem ra ngồi ở mạn thuyền và không may rơi xuống sông.

Anh nhà thơ biết bơi, đã cứu sống được một ni cô, ni cô này là một cô gái rất đẹp, vì tình duyên lận đận, sau nhiều cuộc tình sóng gió, chán cảnh bon chen đấu đá lãn nhau, cô đã quyết tâm đi tu. Chính vì được nhà thơ cứu sống, nên ni cô đã kể chuyện về mình cho nhà thơ nghe. Nhà thơ mục đích là đi đền Chúa Liễu, nhưng sau khi nghe ni cô kể chuyện và lúc thuyền cập bến Tràng, chia tay ni cô, nhà thơ quyết định không đi đền Chúa Liễu nữa mà quay lại bến đò để trở về.

Chuyển kiếp, nội dung câu chuyện kể về một nhân vật, nhân vật đó được tác giả miêu tả như sau: Hắn ta vào nghề ngày hoàn toàn là một sự tình cờ, hắn bị mất việcdo bị tố cáo đã biển thủ hàng hóa bắt được của bọn buôn lậu. Trên đường về quê, qua thị trấn Đông Ký, hắn bước vào một quán một quán thịt chó. Và trong lúc hắn đang ăn thì có một người khách vào quán, vị khách đó kêu với bà chủ quán đặt hai mâm thịt chó. Nhưng bà chủ quán trả lời không nhận, vì bây giờ hết hàng, khan hiếm chó.

Tình cờ nghe lõm được câu chuyện trao đổi giữa vị khách và bà chủ quán, hắn liền nói với bà chủ quán: “Tôi có thể cung cấp chó cho bà”. Và ngay sau đó, hai bên đồng ý giao kèo, hắn sẽ là người cung cấp chó cho bà chủ quán.Quê hắn ở xa, nên hắn trở về quê, bà con hàng xóm vẫn tưởng hắn là một cán bộ nhà nước.

Trở về quê, hắn thuê đan lồng sắt, và tự tay làm chiếc thong lọng bằng dây dù, cán tre. Với bộ đồ nghề đó, hắn dọc ngang khắp các làng gần xa (tất nhiên là trừ làng hắn) trong bộ quần áo cà tang, cái mũ lá rộng vành và cặp kính đen gọng to bằng ngón tay, tìm cái thứ đặc sản mà hắn đã ký hợp đồng với bà chủ quán thịt chó.

Xong việc, hắn gửi bộ đồ nghề trong nhà một thằng bạn mới quen làm nghề lái công nông, lên thị trấn tá túc ở cái nhà bẹp của thằng bạn độc thân. Cứ thế vài tuần một lần, hắn đảo qua nhà, đưa tiền cho vợ nuôi con ăn học, công việc của hắn khá thuận lợi, nên hắn cũng kiếm được khá nhiều tiền.Đầu tiên là hắn đi rong ruổi khắp mọi nơi để mua chó, nhưng sau đó chó ngày một khan hiếm, và cuối cùng hắn nghĩ đến đám chó ở trong làng hắn.

Trước đấy, hắn từng được thằng bạn làm quản giáo truyền cho hắn chút ít về nghiệp vụ chó, và bây giờ hắn quyết định tận dụng nó như một thứ cẩm nang trời cho.Và rất nhiều chó trong làng hắn biến mất mà không để lại chút dấu vết nào.Chó ở trong làng hắn nhiều thế, nhưng hắn bắt mãi cũng gần hết.Cuối cùng hắn bắt cả chó của bố vợ, và cả con chó của nhà hắn để có hàng cung cấp cho bà chủ quán thịt chó.

Có lần đi trộm chó, hắn bị chủ nhà phát hiện, lao mũi mác vào chân. Sau lần chết hụt đó, hắn đâm ra tin trò đồng cốt bói toán với bà chủ quán thịt chó. Trong một lần đi ăn trộm chó, hắn bát một con chó mệ đang nuôi mấy con chó nhỏ. Hắn mang đến cho bà chủ quán, con chó mẹ thở hồng hộc và tru lên một hồi dài thê thảm như loài sói bị thương hú gọi đàn. Tiến hú âm u ghê rợn, làm bà chủ quán phát hoảng, chắp hai tay vái lấy vái để lên bàn thờ Thổ công.

Hắn thì cười gằn, vớ cây gậy ở gầm giường vụt vô tội vạ, nhưng có lẽ do hoảng loạn nên hắn đập không trúng. Con chó cố sức vùng vẫy, và làm đứt dây trói, đúng lúc hắn giơ gậy lên định phang xuống đầu con chó, nhưng từ cặp mắt của con chó mẹ lăn ra những giọt nước trong suốt như pha lê. Nhìn thấy thế, hắn quẳng gậy, lùi lại về phía sau. Được tự do con chó mẹ lưỡng lự vài giây rồi mới cúp đuôi rông thẳng ra đường. Chẳng biết ma quỷ ám như thế nào, hắn cũng lao ra đường đuổi theeo con chó khốn khổ, đầu hắn lao về phía trước, hai tay chới với, miệng sùi bọt mép, sủa váng lên: Gâu gâu.

Nhìn chung, trong Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế, hầu hết các truyện ngắn đều rất hay.Những truyện còn lại được tác giả Đặng Văn Sinh viết dưới nhiều dạng đề tài phong phú và hấp dẫn, truyện hay, hấp dẫn, cuốn hút người đọc.

Vương Quốc Hoa

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/ke-chiem-dung-thoi-gian-cua-thuong-de--tap-truyen-ngan-cua-nha-van-dang-van-sinh-61723