J-10B thực hiện động tác 'rắn hổ mang' ngang ngửa Su-35S

Tiêm kích J-10B của Trung Quốc lắp động cơ kiểm soát vector lực đẩy thực hiện động tác bay 'rắn hổ mang' vốn là đặc sản riêng của dòng Su-27.

Tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải vừa khai mạc sáng ngày 6/11 tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tiêm kích J-10B đã có màn bay biểu diễn cực kỳ ấn tượng. Ảnh: Sina.

Phiên bản J-10B được trang bị động cơ mới được đồn đoán là loại kiểm soát vector lực đẩy, tức là loại động cơ mà ống xả của nó có thể điều chỉnh luồng phụt theo một số hướng nhất định, hoặc đa hướng, còn gọi là 3D. Ảnh: Sina.

Để chứng minh tính hiệu quả của động cơ mới, phi công lái chiếc J-10B đã biểu diễn động tác bay "rắn hổ mang", do phi công thử nghiệm Viktor Pugachev thực hiện trên tiêm kích Su-27. Rắn hổ mang trở thành đặc sản riêng của tiêm kích dòng Su-27 mà ít có máy bay trên thế giới thực hiện được. Ảnh: Sina.

Phi công lái chiếc J-10B đã chứng minh rằng, động tác rắn hổ mang không chỉ có tiêm kích dòng Flanker mới thực hiện được. J-10B với động cơ kiểm soát vector hoàn toàn có thể thực hiện kỹ thuật bay này. Ảnh: Sina.

Động tác rắn hổ mang là kỹ thuật bay cao cấp. Phi công sẽ kéo hoàn toàn cần lái về phía mình, khi đạt góc nghiêng lực kéo mũi máy bay đến 120 độ. Ảnh: Sina.

Toàn bộ thời gian thực hiện động tác Rắn hổ mang kéo 5 tới 6 giây. Tại thời điểm đó, góc trục máy bay đạt từ 70 đến 120 độ, góc hướng vận tốc đạt 80 - 95 độ, tốc độ ước chừng 200 - 220 km/h. Ảnh: Sina.

Chiếc J-10B gần như ngửa hẳn ra phía sau trông rất đẹp mắt. Có vẻ như Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo động cơ, đặc biệt động cơ kiểm soát vector lực đẩy rất khó chế tạo. Ảnh: Sina.

Hiện chỉ có Mỹ và Nga chế tạo được động cơ kiểm soát vector lực đẩy. Nếu thông tin về động cơ mới của J-10B được xác nhận, Trung Quốc có thể là nước thứ 3 sản xuất được loại động cơ đặc biệt này. Ảnh: Sina.

Động tác rắn hổ mang dù được đánh giá là kỹ thuật bay cao cấp nhưng các phi công kỳ cựu cho rằng nó chỉ mang tính biểu diễn chứ không có tác dụng trong chiến đấu. Ảnh: Sina.

J-10B với động cơ kiểm soát vector lực đẩy là một bước tiến mới, nhưng điều đó chưa đủ để đảm bảo hiệu suất chiến đấu của nó sẽ vượt trội hơn trước. Ảnh: Sina.

Động cơ phản lực do Trung Quốc chế tạo vốn không được đánh giá cao về hiệu suất và độ tin cậy. Vấn đề này được xem là "nút cổ chai" của công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Mời độc giả xem video: Chiến đấu cơ J-10B với động cơ TCV biểu diễn bài bay "rắn hổ mang" tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải. (nguồn New China TV)

Quốc Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/j-10b-thuc-hien-dong-tac-ran-ho-mang-ngang-ngua-su-35s-1140904.html