Italia bất ngờ chỉ trích nặng nề viện trợ y tế của Nga

Viện trợ y tế của Nga cho Italia để phòng chống dịch bệnh SARS-coV-2 bất ngờ bị nhận xét là 'hoàn toàn vô dụng hoặc ít tính hữu dụng'.

 Thực tế cho thấy Nga chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ y tế từ Italia để chống lại sự lây nhiễm của virus corona chủng mới gây ra đại dịch SARS-coV-2.

Thực tế cho thấy Nga chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ y tế từ Italia để chống lại sự lây nhiễm của virus corona chủng mới gây ra đại dịch SARS-coV-2.

Tuy nhiên Rome lại bất ngờ chỉ trích gay gắt quân đội Nga - những người đã mang các thiết bị y tế, phòng thí nghiệm và nhiều dụng cụ đặc biệt cũng như chuyên gia tới đây.

Rome đã bày tỏ thái độ bất mãn và thậm chí còn chế giễu Nga vì sự giúp đỡ "hoàn toàn vô dụng hoặc ít được sử dụng", đây là điều không gây ngạc nhiên lắm vì trước đó họ đã cho biết sẽ không vận động dỡ bỏ trừng phạt chống Nga kể cả khi nhận trợ giúp.

"Các nguồn chính trị cấp cao cho biết, 80% nguồn cung cấp của Nga hoàn toàn vô dụng hoặc ít được sử dụng cho nhiệm vụ phòng chống dịch. Tóm tắt trong một từ, điều này không có gì hơn là một cái cớ".

"Không giống như nguồn cung cấp của Trung Quốc (bao gồm chủ yếu là thiết bị thông gió cơ học cho mặt nạ và mặt nạ), vật tư của Nga gồm có thiết bị khử trùng vi khuẩn, phòng thí nghiệm hiện trường, dự phòng hóa chất và thiết bị cùng loại".

"Hàng trăm chuyên gia được gửi từ Moskva là bác sĩ quân đội, và toàn bộ hoạt động thuộc thẩm quyền Bộ Quốc phòng Nga chứ không phải Bộ Y tế”.

“Họ bao gồm các tướng lĩnh, sỹ quan và chuyên ngành đã từng là những người trong quá khứ hoạt động quân sự, từ Guinea cho đến Châu Phi".

“Trong đó cần lưu ý rằng chiến tranh vi khuẩn trở thành một trong những hoạt động của tình báo nước ngoài của Nga".

"Được biết Tướng cao cấp Sergey Kikot - người đứng đầu phái bộ viện trợ y tế của Nga là một chuyên gia về bệnh than”.

“Ngoài ra Đại tá Gennady Eremin là một chuyên gia về chiến tranh vi khuẩn và đã làm việc trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch tả lợn", tờ báo La Stampa phiên bản tiếng Italia cho biết.

Đáng chú ý là sau khi các lô hàng viện trợ đầu tiên từ Nga đến, Italia đã thực sự quay sang Mỹ để nhờ được giúp đỡ, điều này rõ ràng có thể chỉ ra rằng Rome không hài lòng với hành động của Nga.

Động thái trên đã gây ra sự phẫn nộ rất lớn từ truyền thông Nga, nhất là mới đây hải quân Italia còn cử khu trục hạm của họ tiến vào biển Đen để gây áp lực lên Moskva.

Báo chí Nga cho rằng thay vì viện trợ y tế cho Italia - một quốc gia thành viên NATO tích cực ủng hộ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Moskva thì Tổng thống Putin đáng lẽ phải giành sự trợ giúp cho đồng minh Iran vốn chịu khó khăn nhiều hơn.

Rõ ràng sự kiện vừa qua cho thấy giữa Nga và các quốc gia châu Âu thuộc NATO vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn và không dễ để hóa giải, kể cả trong tình huống cấp bách nhất cần gác lại hiềm khích để chung tay phòng dịch bệnh.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-italia-bat-ngo-chi-trich-nang-ne-vien-tro-y-te-cua-nga/848375.antd