Israel chế tạo tiêm kích Kfir trong bao vây, cấm vận thế nào?

IAI Kfir được xem là viên gạch đầu tiên cho ngành công nghiệp hàng không quân sự của Israel, trong bối cảnh nước này bị cắt nguồn cung vũ khí từ châu Âu trong những năm 1960.

 Theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự, chính lệnh cấm vận vũ phí của Pháp áp đặt lên Israel vào năm 1967 ngăn cản việc bàn giao máy bay chiến đấu Mirage 5J đã động chạm đến lòng tự tôn của Tel Aviv, tạo tiền đề quan trọng để Israel thành lập một ngành công nghiệp máy bay nội địa. Nguồn ảnh: Military-today.

Theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự, chính lệnh cấm vận vũ phí của Pháp áp đặt lên Israel vào năm 1967 ngăn cản việc bàn giao máy bay chiến đấu Mirage 5J đã động chạm đến lòng tự tôn của Tel Aviv, tạo tiền đề quan trọng để Israel thành lập một ngành công nghiệp máy bay nội địa. Nguồn ảnh: Military-today.

Ban đầu, người Israel đã trả lời bằng việc sản xuất không giấy phép một loạt máy bay sao chép mang tên là Nesher (Eagle - Đại bàng), với những đặc điểm kỹ thuật về khung máy bay và động cơ đều do cơ quan tình báo của Israel thu được. guồn ảnh: Military-today.

Năm 2001, các phiên bản thử nghiệm nâng cấp vẫn được phục vụ trong Không quân Argentina. Nesher được Israel Airplane Industries phát triển thành Kfir (Lion Cub – sư tử con) – máy bay tiêm kích đa năng. Nguồn ảnh: Military-today.

Tuy nhiên, việc tích hợp động cơ J79 mới do Mỹ cung cấp đòi hỏi tiêm kích Kfir phải thiết kế lại toàn bộ thân máy bay phía sau và hệ thống làm mát. Thân máy bay phía trước mới được mở rộng cho hệ thống điện tử hàng không, bao gồm radar Elta 2001B và một bộ giao nhận và điều hướng vũ khí toàn diện. Nguồn ảnh: Military-today.

Nguyên mẫu được bay vào năm 1973 và những chiếc Kfir C2 sản xuất được đưa vào phục vụ trong vai trò máy bay ném bom chiến đấu với IDF / AF năm 1975. Nguồn ảnh: Military-today.

Kfir-TC2 - Một phiên bản huấn luyện hai chỗ phát triển từ C2 với nền tảng EW (tác chiến điện tử). Nó có phần mũi dài hơn và thấp hơn để cải thiện tầm nhìn của phi công. Trong 185 chiếc C2 và TC2 đã được chế tạo, trong đó có 12 chiếc C2 được xuất khẩu sang Ecuador vào năm 1982 và 11 chiếc khác đến Colombia vào năm 1988-89. Nguồn ảnh: Military-today.

Kfirs của Ecuador đã đụng độ với các máy bay chiến đấu Peru trong các tranh chấp biên giới năm 1995 (Chiến tranh Cenepa-1995) và cùng với Mirage F1s, đã được xác nhận thực hiện ba vụ chiến đấu trên không. Hầu như tất cả các Kfir của Không quân Israel còn sống sót đã được nâng cấp lên các tiêu chuẩn Kfir-C7 và TC7 từ năm 1983. Nguồn ảnh: Military-today.

tiêm kích đa năng Kfirs còn lại được dự trữ ở Israel có thể trang bị lên tới năm phi đội. Khách hàng xuất khẩu mới nhất là Sri Lanka đã mua sáu chiếc C2 và hai chiếc TC2 từ Israel năm 1996. Không quân Sri Lanka Kfir đã sử dụng trong các hành động tấn công chống xung đột của nhóm phiến quân Hổ Tamil. Nguồn ảnh: Military-today.">

Số lượng tiêm kích đa năng Kfirs còn lại được dự trữ ở Israel có thể trang bị lên tới năm phi đội. Khách hàng xuất khẩu mới nhất là Sri Lanka đã mua sáu chiếc C2 và hai chiếc TC2 từ Israel năm 1996. Không quân Sri Lanka Kfir đã sử dụng trong các hành động tấn công chống xung đột của nhóm phiến quân Hổ Tamil. Nguồn ảnh: Military-today.

IAI đã phát triển bản nâng cấp Kfir 2000 để áp dụng cho các máy bay Kfir của Israel để được xuất khẩu. Thay đổi quan trọng với lớp vỏ radome mới - radar đa chế độ Elta EL-2032 cho phép phân phối PGM. Một số Kfir của Ecuador đã được nâng cấp lên cấu hình Kfir CE với radar Elta EL-2034-5. Nguồn ảnh: Military-today.

Tới nay, loại tiêm kích nền móng của ngành công nghiệp hàng không quân sự Israel này vẫn có sức sống khá mãnh liệt khi vào năm 2014, Israel đã lên kế hoạch khởi động lại dây chuyền sản xuất Kfir Block 60 để phục vụ cho việc xuất khẩu. Nguồn ảnh: Military-today.

Mời độc giả xem Video: IAI Kfir Block 60 - phiên bản Kfir vừa mới được Israel khởi động lại dây chuyền sản xuất.

Tuấn Anh

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.net.vn/hitech-xe/israel-che-tao-tiem-kich-kfir-trong-bao-vay-cam-van-the-nao-57488.html