IS ngoan cố bám trụ thành trì cuối cùng

Để có thể bám trụ thành trì cuối cùng, IS thực hiện các biện pháp ngày càng liều lĩnh và chống trả quyết liệt bất cứ ai tấn công chúng.

IS từng kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Iraq và Syria, hiện đang phải vật lộn để bám trụ lại một vùng đất nhỏ cũng là thành trì cuối cùng của tổ chức này ở biên giới Syria và Iraq sau khi bị tấn công liên tiếp với 30.000 cuộc không kích.

IS thực hiện các biện pháp ngày càng liều lĩnh và chống trả quyết liệt bất cứ ai tấn công chúng để bám trụ lại thành trì cuối cùng. Ảnh: Getty

Để bám trụ lại thành trì cuối cùng. IS thậm chí đã tiến hành một cuộc tấn công ở khu vực quanh thị trấn Hajin ở tỉnh Deir al-Zour nhằm giành lại vùng lãnh thổ chúng từng chiếm ưu thế. Hồi tháng 11, IS cũng đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn ở thị trấn Gharanij, Syria.

ngày 24/11 được cho là một chiến lược tuyên truyền của chúng nhằm lôi kéo những kẻ cực đoan dù các quan chức của liên quân do Mỹ dẫn đầu khẳng định rằng những tay súng IS nhanh chóng bị đánh bại trong cuộc chiến này. Tướng Patrick Roberson, chỉ huy quân đội Mỹ cho biết IS đã lợi dụng thời tiết xấu và bão cát để tránh các cuộc không kích.

"Bởi vì chúng tôi đã làm suy yếu chúng và khiến phạm vi lãnh thổ do chúng kiểm soát ngày càng thu hẹp nên IS tiếp tục triển khai các biện pháp chống trả ngày càng liều lĩnh hơn". Ông Roberson khẳng định, đồng thời cho biết: "Nhưng các biện pháp của chúng sẽ không thể thành công".

Dù vậy, Maxwell B. Markusen - một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington cảnh báo không nên "vội mừng" mà coi thường IS.

"Các chính trị gia Mỹ và Iraq nhanh chóng tuyên bố chiến thắng trước IS, sử dụng những từ ngữ như IS "đã bị đánh bại" hoặc "bị tiêu diệt hoàn toàn" nhưng IS còn lâu mới thực sự bị tiêu diệt hoàn toàn", chuyên gia này nhận định.

IS vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp tuyên truyền. Ngoài ra, trong cuộc tấn công hồi tháng 11, tổ chức khủng bố này đã bắt giữ ít nhất 30 thành viên trong Lực lượng SDF do người Kurd lãnh đạo, chặt đầu ít nhất 1 người và lan truyền các video về các tù nhân của chúng trên mạng xã hội.

Năm 2014, IS đã kiểm soát một khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria, tương đương với diện tích của nước Anh. Tuy nhiên, tháng 11/2017, lãnh thổ của chúng thu hẹp lại chỉ còn quanh thị trấn Hajin và tương đương với diện tích của Manhattan, New Yorkk. Các quan chức Mỹ cho biết lãnh thổ còn lại của IS hiện chỉ còn khoảng hơn 50km vuông.

Ở khu vực biên giới Iraq, IS thậm chí đã tự lập nên các rào chắn ở tỉnh Diyala, phía đông Iraq, bắt cóc và giết hại các quan chức chính phủ Iraq cũng như tham gia đấu súng với cả quân đội. Tổ chức khủng bố này cũng mở rộng các cuộc tấn công ở tỉnh Kirkuk, lợi dụng việc lực lượng người Kurd rút khỏi khu vực này.

Ông Markusen cho biết các cuộc tấn công của IS tại Iraq diễn ra thường xuyên hơn trong năm nay so với năm 2016 khi con số các cuộc tấn công năm nay là 75 trong khi năm 2016, tổ chức này thực hiện 60 cuộc tấn công.

Ngoài ra, dù hàng nghìn tay súng IS đã bị tiêu diệt hoặc bị bắt giữ năm 2017 nhưng lực lượng của chúng vẫn còn khoảng 20.000 - 30.000 quân ở Iraq và Syria, chuyên gia Markusen khẳng định.

Một tay súng mang tên Yehya tự nhận là một thành viên của IS cho biết: "Các người nghĩ là Mỹ có thể đánh bại chúng tôi ư? Đó là một cuộc chiến tranh tốn kém và tiêu hao. Khi liên quân ngừng không kích, chúng tôi sẽ khôi phục lực lượng ngay lập tức".

Tháng 9/2018, lực lượng SDF hiện đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ ở phía đông Syria thông báo rằng một "cuộc tấn công mạnh mẽ cuối cùng" chống lại IS ở Hajin đang được triển khai.

Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, lực lượng SDF được sự hậu thuẫn của 75 xe tải chở vũ khí đã khiến 15.000 tay súng phải rút khỏi Hajin. Mỹ cũng có 2.000 quân đặc nhiệm ở phía đông Iraq và Syria.

Các quan chức Mỹ cho biết cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào IS rất khó khăn bởi những tay súng này không còn gì để mất và chúng không còn nơi trú ẩn nào khác. Mặc dù phía Mỹ ước tính rằng IS chỉ còn khoảng 2.000 - 2.500 tay súng ở khu vực Hajin, nhưng Tướng Roberson nhận định chúng có nhiều thời gian để xây dựng khả năng phòng thủ bằng cách đào các đường hầm và đặt các bẫy bom mìn.

"Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đây là một cuộc chiến chóng vánh. Cuộc chiến này thậm chí còn trường kỳ và khó khăn hơn chúng ta nghĩ", Sean J. Ryan, một phát ngôn viên ở Baghdad của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhận định.

Mỹ và lực lượng SDF cho rằng IS đang sử dụng khoảng 7.000 người sống ở Hajin làm "lá chắn" và đe dọa bất kỳ ai định tấn công vào khu vực này. Vì thế, trước vấn đề đảm bảo an toàn cho những người dân thường, ông Ryan cho biết: "Chúng ta phải có những bước đi chậm và tính toán kỹ".

Cuộc tấn công của IS ngày 24/11 đã làm chúng thiệt hại 50 tay súng nhưng cũng khiến 79 người của lực lượng SDF cùng với 30 dân thường bị thiệt mạng./.

Kiều Anh/VOV.VN
Theo New York Times

Nguồn VOV: http://vov.vn/the-gioi/is-ngoan-co-bam-tru-thanh-tri-cuoi-cung-849788.vov