IS được những thế lực nào nuôi dưỡng, dung túng?

Nghiên cứu của giáo sư Daniel Byman tiếp tục được khẳng định bởi 2 cựu đặc vụ Anh trong những phỏng vấn độc quyền với INSURGE.

(tiếp theo kỳ trước)

Mỹ phớt lờ thực tế

Trong khi điều tra của Byman tập trung vào vai trò của những nước nuôi dưỡng các nhóm Hồi giáo cực đoan với mục đích riêng, nó cũng đưa ra những câu hỏi về chiến lược căn bản đằng sau liên minh của Mỹ với mỗi nước này.

Không có một đồng minh riêng lẻ nào của Mỹ nhận được áp lực thực sự để thay đổi hành động ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Theo Byman đó là bởi vì những áp lực đó có thể sẽ làm hỏng môi quan hệ đồng minh với các nước và "gây hại cho lợi ích quốc gia Mỹ".

Trong trường hợp của Ả rập Xê-út ông lưu ý, nếu Hoa Kỳ bắt nước này "phản ứng quyết liệt với việc họ tiếp tục khoan dung và ủng hộ về mặt vật chất, khí tài... Điều này có thể khiến mối quan hệ giữa 2 nước bị xói mòn và đồng thời gây ra rủi ro khiến Hoa Kỳ mất đi một đồng minh hoặc tạo ra sự mất ổn định. Vì cách đó sẽ bắt Ả rập Xê-út thách thức những trụ cột cho tính hợp pháp chính thống của họ."

Mỹ gặp phải những vấn đề tương tự trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan. Mà hạt nhân là việc các nước này có thể đe dọa giảm bớt những chia sẻ tình báo và các hoạt động khác. Áp lực của Mỹ có thể khiến những ngước này tăng cường viện trợ cho các tổ chức khủng bố, "làm cho vấn đề tồi tệ hơn."

Kết quả cuối cùng là một vài chính sách khủng bố, một vài tổ chức khủng bố với các liên minh riêng được coi như chấp nhận, dựa trên những tính toán mơ hồ về mặt lợi ích thu được.

"Vì vậy, ngay cả Mỹ cũng đang tự nguyện khoan dung cho việc các nước khác tài trợ khủng bố hoặc hỗ trợ cho các tay súng thánh chiến tự do hành động như vậy sẽ đạt được nhiều giá trị hơn bằng việc duy trì các mối quan hệ gần gũi với các nước và các tổ chức này", báo cáo nêu rõ.

John Podesta, trưởng chiến dịch tranh cử tổng thống cho bà Hillary Cliton

John Podesta, trưởng chiến dịch tranh cử tổng thống cho bà Hillary Cliton

Byman đưa ra một vài trường hợp xuất hiện chính thức sự đồng lõa của các nước vùng Vịnh như chứng cứ từ một bản ghi nhớ bí mật của Ngoại trưởng Mỹ. Trong bản ghi nhớ, Podesta lưu ý trích dẫn từ nguồn tin tình báo phương Tây rằng chính phủ Ả rập và Qatar "... đang cung cấp những nguồn tài chính và hậu cần bí mật để ủng hộ cho ISIL và các nhóm hồi giáo gốc Sunni trong khu vực."

Điều Byman không nói đó là chính bởi việc tích cực duy trì quan hệ đồng minh với những nhóm ủng hộ ISIS, bản thân chính sách ngoại giao của Mỹ đang làm tổn hại tới "cuộc chiến khủng bố" trong khi gián tiếp hỗ trợ và tiếp tay cho kẻ thù chính thức của Mỹ. Điều này, gây nên câu hỏi về mặt đạo đức, liệu những hành động trên có tạo thành một hình thức của sự "đồng lõa"?

Nhưng có những vấn đề sâu hơn về mặt hệ thống gây ảnh hưởng tới hệ thống hậu chiến quốc tế giải thích tại sao cần phải bảo vệ các nước vùng Vịnh với bất cứ giá nào:

1. Vai trò là bảo vệ các khu vực dầu khí của các nước phương Tây.

2. Đóng góp khổng lồ của các chính thể nhiều dầu mỏ tới hệ thống giao dịch và tài chính của phương Tây.

3. Sự mở rộng của các chiến dịch tình báo phương Tây trở nên địa phương hóa, tài chính hóa và ngay cả ý thức hệ cũng dựa trên những chính phủ vùng Vịnh để hoạt động.

Kiểm soát trật tự dầu mỏ

Nhà sử học Anh quốc, Mark Curtis trong quyển sách Web of Deceit, đã trích dẫn những tài liệu được giải mật của Văn phòng bộ ngoại giao, hầu hết chúng đều về dầu mỏ. Kiểm soát lượng dự trữ dầu trong khu vực là lợi ích quan trọng nhất trong mối quan hệ đằng sau của Mỹ, Anh quốc và các nước vùng Vịnh. Những vấn đề tình báo chưa bao giờ ảnh hưởng tới những mối quan hệ đồng minh này.

Vào năm 1947, Curtis chỉ ra những nhà hoạch định chính sách Anh quốc đã mô tả dầu như "một phần thưởng sống còn cho mọi ảnh hưởng và thống trị trên thế giới." Các nhà hoạch định Hoa Kỳ cũng thừa nhận quan điểm chung với các đồng nghiệp Anh quốc và chính sách về dầu mỏ của hai nước dựa trên việc "kiểm soát ít nhất trong thời điểm đó phần lớn các nguồn tài nguyên dầu trên thế giới".

Điểm thứ hai, theo Curtis là Mỹ và Anh quốc mong muốn những lợi nhuận do dầu mỏ sẽ được đầu tư tại các nền kinh tế Tây Âu, ngay cả việc thông qua sự chi phối của các công ty Tây Âu hoặc bằng cách bôi trơn sự mở rộng của nền kinh tế thế giới. Thứ ba, giới quý tộc ở vùng Vịnh được hy vọng sẽ ủng hộ lâu dài các cánh tay Tây Âu.

"Nhóm quý tộc Trung Đông hiểu được những ưu thế này và vai trò của họ trong hệ thống sẽ giúp họ giữ được quyền lực địa phương," Curtis nhận xét. "Phương Tây sẽ rút bỏ sự ủng hộ với họ nếu họ có bất cứ ý tưởng ương ngạnh nào" - điều này xảy ra với những nước giống như Iran một thời từng là đồng minh vững chắc của Mỹ.

Điều này gợi ý rằng một phần của vấn đề là thực tế Mỹ nhận thức tuyệt đối được sự thiết yếu phải duy trì quan hệ đồng minh với những lực lượng này, bất chấp việc họ tài trợ khủng bố - tạo ra một loạt những phiền phức đáng tiếc, tạo điều kiện cho việc mở rộng chủ nghĩa bành trướng quân sự.

Chiều hướng này xảy ra cơ bản bởi sai lầm về việc áp dụng chính sách ngoại giao ban đặc quyền cho những nhóm quyền lực và ngành công nghiệp dầu mỏ với cái giá phải trả là an ninh quốc gia.

Sự thuận tiện của chính sách "mắt nhắm mắt mở"

Nghiên cứu của Byman được bổ sung bởi hai cựu đặc vụ Anh quốc có phỏng vấn độc quyền với INSURGE. Họ đưa ra những ý kiến riêng về những chính sách tình báo thường gây hại tới an ninh quốc gia để theo đuổi những mục tiêu nhỏ về địa chính trị.

Ngoài nan đề về việc xây dựng những lực lượng dựa trên những đất nước ủng hộ "khủng bố để chống khủng bố", họ cũng chỉ rõ chính sách của Mỹ khoan dung với các đồng minh "ủng hộ những tay súng thánh chiến" dựa vào các mục tiêu mù mờ trong chính sách ngoại giao.

Theo Charles Shoebridge, một cựu quân nhân Anh quốc và là đặc vụ cảnh sát chống khủng bố thì Anh quốc bất lực trong việc cấm những công dân của họ "tham gia vào các nhóm thánh chiến tại Libya và Syria" không phải bởi sự yếu kém về an ninh mà vì nhận thức về lợi ích địa chính trị của họ tại thời điểm đó. Shoebridge nói rằng, chính sách "mắt nhắm mắt mở" nhất quán với quan điểm của chính phủ Anh quốc trong thời điểm ủng hộ các nhóm nổi dậy tại Libya và Syria với mục tiêu lật đổ Gaddafi và Assad".

Charles Shoebridge, một cựu quân nhân Anh quốc và là đặc vụ cảnh sát chống khủng bố

Mặt dù người Anh "không giữ bí mật với truyền thông xã hội và đôi lúc còn để lộ ra các bằng chứng về việc tham gia tài trợ khủng bố và tội ác chiến tranh. Nhưng đã có mối hiểm nguy rõ ràng từ chủ nghĩa khủng bố như những kẻ cực đoan được đào tạo và có kinh nghiệm đã trở lại Anh quốc." Chỉ tới sau năm 2013, "khi các nhóm Hồi giáo cực đoan như IS bắt đầu gây hại tới lợi ích của Mỹ và Anh quốc tại Syria và Iraq, giết các công dân của hai nước này thì mới có những động thái để cấm, bắt giữ các nhóm chiến binh thánh chiến người Anh quay trở lại đất nước.

Sự biện hộ chính thức cho sai lầm này là trước 2013, không có đạo luật cần thiết nào tồn tại để ngăn cản sự di chuyển của các chiến binh thánh chiến. Nhưng Shoebridge thẳng thừng bác bỏ bào chữa này: "Đầu tiên, việc tham gia một phần các hoạt động khủng bố từ 2006 rộng khắp là bất hợp pháp, sau đó đạo luật mới được tạo lập từ năm 2013 cũng rất ít được áp dụng".

Sự cấu kết với hoạt động khủng bố

Dù sao, chiến lược để kẻ địch tự bị diệt tại Libya và Syria cũng trở nên tốt hơn với việc nhắm một mắt lại. Alastair Crooke, một cựu đặc vụ có thâm niên 30 năm tại MI6, người đã nhân nhiệm vụ thỏa thuận với nhiều các nhóm Hồi giáo trên thế giới nói với INSURGE rằng tại thời điểm đó, Mỹ và Anh quốc tích cực củng cố quan hệ đồng minh với các nhóm quân sự tại Syria.

"Khi quân đội Mỹ và Anh quốc làm việc với người Thổ Nhĩ Kỳ để đào tạo ra những nhóm nổi dậy tại Syria, rất nhiều sỹ quan quân đội biết rằng trong số những người đào tạo là những tay thánh chiến Hồi giáo," Crooke nói "nhưng CIA gắn chặt với việc thay đổi chính thể. Chúng tôi biết rằng ngay cả bất cứ thời điểm nào IS bị tiêu diệt, các nhóm Hồi giáo cực đoan này cũng sẽ chuyển sang nổi dậy.

Alastair Crooke, cựu đặc vụ có thâm niên 30 năm tại MI6

Crooke nói rằng sự cấu kết giữa an ninh tình báo Tây phương và các nhóm hồi giáo cực đoan có một lịch sử lâu dài trong ngành tình báo kể từ những năm 1920 "khi muốn kiểm soát bán đảo Ả rập, vua Abdulaziz đã nói với chúng tôi chìa khóa là chủ nghĩa Wahabi" (nhóm Hồi giáo sáng lập bởi Muhammad ibn Abd al-Wahhab).

Quan hệ đồng minh lên đến đỉnh điểm trong cuộc chiến tại Afghanistan những năm 1980 "lần đầu tiên việc sử dụng những tay súng hồi giáo để chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô trên lãnh thổ này". Điều này tạo ra một viễn cảnh chưa từng có trước đây. Và kể từ đó, hoạt động tình báo của Anh và phương Tây có một lịch sử gắn liền với các nhóm Hồi giáo vũ trang với niềm tin rằng Ả rập Xê-út có đủ sức mạnh để dựng lên hoặc lật đổ một chính thể họ nếu muốn.

Crooke còn nói những nhóm Hồi giáo được sử dụng bởi Anh quốc và Mỹ để kiểm soát và kiềm chế vùng Trung Đông, chống lại các lực lượng như chủ nghĩa Nasser, các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc và của đảng Ba'ath.

Từ tình báo thuê ngoài cho tới tài trợ khủng bố

Có lẽ chỉ trích lớn nhất của Crooke là việc tình báo Anh quốc ngày càng phụ thuộc vào những hoạt động tình báo của các nước vùng Vịnh để điều khiển các chiến dịch thực địa:

"Năm 1980, Ả rập bắt đầu trả số tiền lớn cho các chiến dịch nội địa với mục đích gạt bỏ làn sóng Liên Xô đang xuất hiện. Kết quả là, các hoạt động tình báo của chúng ta trở nên càng ngày càng phụ thuộc vào nguồn tài chính Ả rập. Nếu họ muốn tránh sự kiểm soát của quốc hội hay nghị viện và tiếp tục mở rộng những hoạt động nhạy cảm ngoài sổ sách, họ sẽ tìm tới các đối tác vùng Vịnh".

Nói theo một cách khác, các cơ quan tình báo Anh quốc và phương Tây đã tăng tài chính cho các hoạt động của họ bằng số tiền bên ngoài từ Ả rập Xê út và các nước vùng Vịnh. Họ bí mật tài trợ cho hoạt động của các những nhóm vũ trang cực đoan.

Tiệp Nguyễn

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/is-duoc-nhung-the-luc-nao-tai-tro-chong-lung-146079.html