Iron Dome đã đánh chặn được UAV và tên lửa hành trình

Theo nhà thầu Rafael, sau khi hoàn thành gói nâng cấp mới, hệ thống phòng không Iron Dome đã có thể đánh chặn đồng thời tên lửa hành trình và UAV.

Hệ thống đánh chặn Iron Dome tiếp tục tạo đột phá mới với việc hoàn thành một loạt các cuộc thử nghiệm đánh chặn khó khi đồng thời đánh chặn được cuộc tấn công giả định từ tên lửa hành trình và UAV của đối phương.

Những cuộc thử nghiệm thành công này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi hệ thống phòng thủ này hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của những khách hàng thân thiết.

Hệ thống Iron Dome của Mỹ.

Hệ thống Iron Dome của Mỹ.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Israel hôm 16/3 cũng cho biết: "Israel đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm liên quan đên liên quan đến Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO) và Hệ thống Phòng thủ Tiên tiến Iron Dome do Rafael phát triển.

Kể từ khi chính thức được trang bị, Iron Dome đã thực hiện thành công 2.500 vụ đánh chặn. Đến nay, hệ thống đã có thể đồng thời đối phó với nhiều loại mục tiêu khác nhau như tên lửa hành trình và UAV của kẻ thù.

Đây là sự tiến bộ vượt bậc của Iron Dome. Với khả năng đánh chặn của Iron Dome, Israel hay bất kỳ khách hàng nào sở hữu đều có khả năng đánh chặn gần như tuyệt đối".

Dù tuyên bố rất ấn tượng về tỷ lệ đánh chặn thành công của Iron Dome nhưng sẽ rất khó để vũ khí này được khách hàng mua sắm do hiệu quả trong thực chiến khác xa với tuyên bố. Đây chính là quyên nhân khiến Iron Dome dù đã ra đời từ hơn 10 năm nay nhưng hiện chỉ có Mỹ là khách hàng nước ngoài duy nhất mua và đưa vào vận hành.

Nhưng việc trang bị Iron Dome cũng đang xuất hiện nhiều luồn ý kiến trái chiều trong quân đội Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng, sức mạnh hệ thống đánh chặn này vẫn "nhiều ảo tưởng hơn thực tế chiến đấu" bất chấp việc Lực lượng quốc phòng Israel tuyên bố Iron Dome có tỷ lệ đánh chặn thành công đạt trên 90%.

Tờ New York Times cho rằng, chỉ có không quá 40% số đạn của Iron Dome được phóng đi đánh trúng mục tiêu. Bởi Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều.

Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.

Đặc biệt, một nhà khoa học tên lửa hạt nhân cũ Rafael (nhà sản xuất Iron Dome của Israel) Mordechai Shefer cũng đã đưa ra kết luận rằng "tỷ lệ tiêu diệt là số 0" sau khi nghiên cứu khoảng 20 video hoạt động mới của hệ thống này.

Và điều này đã được kiểm chứng trong những vụ đánh chặn đáng thất vọng những tên lửa phóng từ Gaza vào Israel thời gian qua, trong đó Iron Dome đóng vai trò chính.

Đan Nguyên

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/iron-dome-da-danh-chan-duoc-uav-va-ten-lua-hanh-trinh-3429453/