Iraq chán máy bay chiến đấu Mỹ - quay về máy bay Nga

Quá thất vọng vì số máy bay chiến đấu do Mỹ cung cấp, Không quân Iraq đang muốn 'loại biên' những máy bay này và có kế hoạch mua những chiếc chiến đấu cơ tàng hình Su-57 tiên tiến hơn từ Nga?

Sau khi chính quyền của Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị Quân đội Mỹ lật đổ năm 2003, Quân đội Iraq đã chuyển sang sử dụng chiến đấu cơ do phương Tây chế tạo. Thay thế cho các máy bay có nguồn gốc Liên Xô trước đây.

Sau khi chính quyền của Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị Quân đội Mỹ lật đổ năm 2003, Quân đội Iraq đã chuyển sang sử dụng chiến đấu cơ do phương Tây chế tạo. Thay thế cho các máy bay có nguồn gốc Liên Xô trước đây.

Tuy nhiên, các vấn đề nghiêm trọng thường xuyên xảy ra với số máy bay chiến đấu F-16 của Iraq, buộc Iraq phải hiện đại hóa và nâng cấp đội máy bay chiến đấu của mình. Theo báo giới, quân đội Iraq đã giành sự quan tâm đặc biệt cho các thiết bị quân sự của Nga.

Theo các nhà phân tích, bất chấp ngân sách quốc phòng được Iraq đầu tư rất lớn, nhưng các phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Iraq, vẫn bị coi là kém hiệu quả nhất ở Trung Đông. Hai loại máy bay chiến đấu mà Không quân Iraq đang sử dụng là 34 máy bay chiến đấu F-16IQ Falcon của Mỹ và 24 chiếc T-50 của Hàn Quốc.

Điều quan trọng cần chỉ ra là, trong số các máy bay chiến đấu này, hiệu suất và hiệu quả chiến đấu của tiêm kích F-16IQ Falcon của Mỹ vẫn rất hạn chế. Máy bay chiến đấu F-16IQ của Mỹ đã được chuyển giao cho Iraq từ năm 2014 đến năm 2017.

Mặc dù có những sai sót rõ ràng, nhưng do áp lực từ Mỹ, đã buộc Iraq phải mua chúng. Theo giới phân tích quân sự Mỹ, phiên bản tiêm kích Falcon do Mỹ phát triển, giành riêng cho Không quân Iraq, có hiệu suất kỹ thuật cực thấp và có thể nói là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 có hiệu suất thấp nhất ở Trung Đông.

Các máy bay chiến đấu Falcon của Iraq, là phiên bản duy nhất của F-16 không được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-120. Thay vào đó, các máy bay này chỉ được trang bị các tên lửa lạc hậu, có từ thời Chiến tranh Lạnh, như tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và tên lửa tầm ngắn AIM-9.

Ngay cả các chuyên gia quân sự của Mỹ, cũng phải thừa nhận rằng, những tên lửa này của Mỹ là vô dụng. Tên lửa AIM-7 thiếu hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động và các biện pháp đối phó với chiến tranh điện tử. Do đó, máy bay của Iraq, không thể gây ra mối đe dọa, đối với các máy bay chiến đấu hiện đại.

Đối với tên lửa AIM-9, các tính năng của tên lửa như tốc độ, khả năng cơ động, bám bắt mục tiêu và chống nhiễu, rõ ràng là kém hơn nhiều so với tên lửa R-73 của Nga, mà các nước láng giềng của Iraq là Syria và Iran sử dụng.

Do vậy có thể khẳng định rằng, dù cận chiến, nhưng F-16IQ gần như không có cơ hội uy hiếp đối phương. Quan trọng hơn, tỷ lệ máy bay rơi do tai nạn của F-16IQ và bảo trì kém, khiến hỏng hóc của F-16IQ ngày càng nghiêm trọng. Theo phân tích, loại máy bay chiến đấu này của Mỹ, sẽ sớm được cho loại biên trong Không quân Iraq.

Hiện tại, quân đội Iraq đang có ý định tập trung mua sắm các hệ thống vũ khí tiên tiến hơn. Iraq đã công khai, bày tỏ sẵn sàng đầu tư, vào các lực lượng tác chiến trên không, bao gồm cả việc mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 và hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Trong quá khứ, Iraq sử dụng nhiều máy bay chiến đấu của Liên Xô - Nguồn: Topwar

Để có thể sử dụng đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến này, Iraq sẽ phải tiến hành đại tu quy mô lớn và nâng cấp lực lượng không quân của mình. Nhưng cũng từ quan điểm này, Iraq đã quyết tâm tách mình ra khỏi Mỹ và quay sang bắt tay với Nga.

Nếu Iraq muốn mua vũ khí trang bị của Nga, thì nhất định sẽ phải có quan hệ tốt với Nga; căn cứ vào hiện trạng của mối quan hệ Nga và Mỹ, nếu Mỹ muốn trả đũa Iraq, thì Nga sẽ bảo vệ Iraq như thế nào?

Hơn nữa, nếu Iraq được trang bị vũ khí tối tân của Nga, việc trả đũa của Mỹ có thể không dễ dàng. Hơn nữa, Mỹ hiện tại càng lún sâu vào vũng lầy của Iran, lại trở thành đối kháng với Thổ Nhĩ Kỳ; do vậy có khả năng, Mỹ sẽ đồng ý để Iraq tiếp cận với vũ khí từ Nga. Ảnh: Máy bay tàng hình Su-57 của Nga - Nguồn ảnh: Topwar,

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/iraq-chan-may-bay-chien-dau-my-quay-ve-may-bay-nga-1494255.html