Iran sẽ dùng eo biển Hormuz để chống lệnh trừng phạt Mỹ

Theo giới phân tích, Iran sẽ sử dụng sức mạnh của mình trên eo biển Hormuz để chống lại các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt.

Iran đã tìm ra một phương pháp nguyên bản những hiệu quả để đối phó với các lệnh trừng phạt và giới hạn do cái gọi là chiến dịch "gây áp lực tối đa mà chính quyền Trump đã phát động.

Vào ngày 04 tháng 01, Hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bắt giữ một tàu chở dầu mang cờ Hàn Quốc ở eo biển Hormuz vì cáo buộc gây ô nhiễm môi trường. Đó là tàu chở hóa chất HANKUK CHEM, đang hành trình đến Fujairah của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Trước khi vụ việc xảy ra, lực lượng hải quân phụ trách bảo vệ các hoạt động thương mại hàng hải của Vương quốc Anh đã báo cáo rằng, một "sự tương tác" giữa các chiến hạm của hải quân Iran và một tàu buôn ở eo biển Hormuz đã khiến con tàu thay đổi hướng đi và tiến vào vùng biển của Iran.

Sau vụ việc, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, họ sẽ cử một chiến hạm thuộc Đơn vị chống cướp biển Cheonghae 302, thường đóng tại Vịnh Aden-Somalia, cùng với máy bay trực thăng tới Vịnh Ba Tư. Cụ thể, đó là một chiếc tàu khu trục 4.500 tấn, một trực thăng chống ngầm Lynx và ba xuồng cao tốc.

Iran sẽ sử dụng các biện pháp tương tự “Cuộc chiến tàu chở dầu” ở eo biển Hormuz

Iran sẽ sử dụng các biện pháp tương tự “Cuộc chiến tàu chở dầu” ở eo biển Hormuz

Việc triển khai đơn vị này là một động thái mang tính biểu tượng hơn là một bước đi thực tế cho phép bảo vệ các tàu gắn cờ Hàn Quốc trong khu vực, khi các lực lượng Iran có ưu thế áp đảo ở đó. Hải quân Iran với các khả năng thông thường và phi đối xứng thậm chí có thể thách thức quân đội Mỹ trong một cuộc đối đầu quân sự hạn chế ở đó.

Hai ngày trước khi bắt giữ tàu chở dầu, giới quan chức Iran cho biết, một nhà ngoại giao Hàn Quốc sẽ tới Tehran để đàm phán về tài sản hàng tỷ USD của nước này hiện đang bị đóng băng ở Seoul, sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran.

Tổng số tiền Iran bị phong tỏa tại Hàn Quốc lên tới 8,5 tỷ USD và Tehran tuyên bố sẵn sàng dùng số tiền này để đổi lấy nhiều loại hàng hóa và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, bao gồm nguyên liệu thô, thuốc men, hóa dầu, phụ tùng ô tô, đồ gia dụng…

Rõ ràng, Iran cho rằng Hàn Quốc “cần thêm một số động lực” để quyết tâm đi ngược lại ý muốn của “Người anh cả” (Mỹ) và chấp nhận đề xuất của Iran. Do đó, Tehran đã bắt giữ chiếc tàu hàng của Hàn Quốc để tăng thêm sức nặng cho đề xuất của mình.

Giới phân tích cho rằng, Iran sẽ áp dụng những biện pháp giống như trong “Cuộc chiến tàu chở dầu” ở eo biển Hormuz hay Biển Đỏ để làm con bài mặc cả với các đồng minh của Mỹ, nhằm tìm kiếm lợi ích cho mình, chống lệnh trừng phạt của Washington.

Một thành tựu ngoại giao quan trọng khác của Iran là Qatar, quốc gia được biết đến không chỉ là đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ mà còn là quốc gia quân chủ vùng Vịnh duy nhất có quan hệ mang tính xây dựng với Iran. Chính quyền Tehran sẽ thu được những lợi ích nhất định khi Doha thoát khỏi vòng các lệnh trừng phạt của Riyadh và Abu Dhabi.

Huy Bình

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/iran-se-dung-eo-bien-hormuz-de-chong-lenh-trung-phat-my-3425794/