Iran phát lệnh bắt giữ Tổng thống Trump, vì sao?

Iran hôm 29-6 bất ngờ phát lệnh bắt giữ Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều người khác liên quan đến cái chết của chỉ huy đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani.

Iran hôm 29-6 bất ngờ phát lệnh bắt giữ Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều người khác liên quan đến cái chết của chỉ huy đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani.

Người Iran đốt cờ Mỹ trong cuộc biểu tình hôm 3-1 sau cái chết của Tướng Soleimani. Ảnh: Getty Images

Người Iran đốt cờ Mỹ trong cuộc biểu tình hôm 3-1 sau cái chết của Tướng Soleimani. Ảnh: Getty Images

Mỹ ấn định xét xử vụ George Floyd vào tháng 3-2021

Một thẩm phán của thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota ngày 30-6 cho biết tòa án thành phố này đã ấn định phiên tòa xét xử 4 cựu cảnh sát liên quan trong vụ gây ra cái chết cho công dân da màu George Floyd, sẽ diễn ra vào ngày 8-3-2021.

Theo đó, thẩm phán Peter Cahillcủa quận Hennepin khẳng định, ông không muốn vụ án nhạy cảm này trở thành chủ đề để các ứng viên sử dụng cho cuộc bầu cử sắp tới, đồng thời cảnh báo những người liên quan tới vụ án trên, bao gồm luật sư và các quan chức không nên phát ngôn những thông tin chưa xác thực đối với truyền thông. Hiện Derek Chauvin, viên cảnh sát da trắng trực tiếp ghì đầu gối vào cổ George Floyd cho tới khi nhận thấy người này tử vong đang phải đối mặt với cáo buộc giết người cấp độ 2 và 3.

T.NGỌC

Công tố viên Ali Alqasimehr tại Tehran cáo buộc Tổng thống Trump cùng 35 người khác liên quan đến vụ không kích ngày 3-1 khiến Tướng Soleimani thiệt mạng. Do vậy, Công tố viên Ali Alqasimehr cho rằng Tổng thống Trump đã phạm tội “khủng bố và giết người”. Ông Ali Alqasimehr còn nhấn mạnh Iran sẽ theo đuổi quá trình truy tố Tổng thống Trump ngay cả khi ông rời Nhà Trắng.

Theo Công tố viên Ali Alqasimehr, Iran cũng đề nghị Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế (Interpol) ban hành “cảnh báo đỏ” đối với Tổng thống Trump 35 cá nhân liên quan. Đối tượng trong “cảnh báo đỏ” có thể bị định vị và bắt giữ. Dưới “cảnh báo đỏ”, chính quyền địa phương có thể bắt giữ đối tượng, thay mặt quốc gia đề nghị cáo thị này. Tuy nhiên, các quốc gia không bị ép buộc phải bắt hoặc dẫn độ đối tượng, dù có thể hạn chế di chuyển của đối tượng.

Interpol bác bỏ

Trước yêu cầu của công tố viên Ali Alqasi-Mehr của Iran về việc phát “cảnh báo Đỏ” nhằm bắt giữ Tổng thống Trump, Interpol đã ra tuyên bố không chấp nhận đề nghị này.

Trong tuyên bố được gửi tới CNN ngày 29-6, Interpol cho biết cơ quan này không xem xét đề nghị của phía Iran, đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ không phải đối diện với bất kỳ nguy cơ bắt giữ nào. Interpol giải thích, điều lệ và nguyên tắc hoạt động của Interpol cấm tổ chức này can thiệp hoặc hành động vào những sự vụ có tính chất chính trị, quân sự, tôn giáo và sắc tộc. Bất kỳ một yêu cầu nào có dính đến những phạm trù này khi được gửi đến Tổng thư ký Interpol đều sẽ không được xem xét. Thông thường, sau khi nhận được yêu cầu truy nã, bắt giữ, Interpol sẽ tiến hành họp và thảo luận xem có nên chia sẻ thông tin với các quốc gia thành viên hay không. Interpol không bắt buộc phải công bố thông tin công khai, nhưng trong nhiều trường hợp cơ quan này vẫn đưa thông tin trên webiste chủ quản.

“Chiến dịch tuyên truyền chính trị”

Đại diện đặc biệt của Mỹ tại Iran Brian Hook gọi động thái này của Tehran là "chiến dịch tuyên truyền chính trị” trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir hôm 29-6. "Đó là cách tuyên truyền mà chúng ta đã từng sử dụng", ông Hook nói. "Điều này không liên quan gì đến an ninh quốc gia, hòa bình quốc tế hay thúc đẩy sự ổn định, vì vậy chúng tôi thấy là một chiến dịch tuyên truyền chính trị mà không ai coi trọng và khiến người Iran trông thật ngu ngốc", ông nói thêm.

Tướng Soleimani, 62 tuổi, trở nên nổi tiếng trong cuộc chiến tranh Iran- Iraq trong những năm 1980 về lòng dũng cảm và khả năng quân sự của mình. Tướng Soleimani được bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng Quds vào năm 1998. Với vai trò này, ông đã đi khắp Trung Đông để chỉ huy các dân quân được Iran hậu thuẫn ở Syria, Lebanon và Iraq. Ông được cho là đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công của chính phủ Syria đối với phe nổi dậy đe dọa sự cai trị của tổng thống Bashar al-Assad. Kênh RT (Nga) cho biết Tướng Soleimani được cho đóng vai trò then chốt trong nỗ lực chống IS tại Syria và Iraq. Ông được coi là nhân vật quyền lực thứ hai tại Iran, chỉ sau nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei.

Ông Soleimani, cùng với 4 thành viên của Lực lượng Huy động phổ biến Iraq (PMF) đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Mỹ nhằm vào sân bay quốc tế Baghdad hôm 3-1, sau khi ông Trump chấp thuận thực hiện vụ ám sát. Nhà Trắng cáo buộc ông Soleimani chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm binh sĩ Mỹ và các đồng minh trong nhiều tháng trước khi ông bị giết. Mỹ cáo buộc ông Soleimani đứng sau các cuộc tấn công vào nơi khai thác dầu ở Saudi Arabia, máy bay không người lái Mỹ, tàu chở dầu ở vịnh Ba Tư… "Tướng Soleimani đang tích cực phát triển các kế hoạch tấn công các nhà ngoại giao và nhân viên Mỹ ở Iraq và trên toàn khu vực", Lầu Năm Góc cho biết vào thời điểm đó, tuyên bố rằng cuộc tấn công ngày 3-1 mang tính "phòng thủ quyết định" nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Iran trong tương lai.

Vụ việc khiến hai nước thêm căng thẳng và tại thời điểm đó, Iran cho biết sẽ trả thù nghiêm trọng. Tehran đã trả đũa bằng cách phóng tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ của Mỹ ở Iraq. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Iran Gholam-Hossein Esmaili đã tuyên bố vào đầu tháng 6 rằng Seyed Mahmoud Mousavi Majd, một công dân Iran, đã bị kết án tử hình với cáo buộc làm việc cho các cơ quan tình báo nước ngoài. Majd đã tiết lộ nơi ở của ông Soleimani cho các quan chức tình báo Mỹ. Trong những năm gần đây, Tổng thống Trump bắt tay vào chiến dịch siết chặt kinh tế của Tehran thông qua các lệnh trừng phạt liên tiếp nhắm vào các cá nhân và tổ chức của nước này. Được coi là chiến dịch "áp lực tối đa", chiến lược này bao gồm việc gây áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm hạn chế ảnh hưởng của Iran trong khu vực và chấm dứt tham vọng hạt nhân và chương trình tên lửa của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Căng thẳng lần này có thể dẫn đến lệnh trừng phạt nữa làm suy yếu nền kinh tế đang tồi tệ của Iran, vốn đang chịu ảnh hưởng bởi bị dịch Covid-19. Trong khi đó, các quan chức Saudi Arbia và Mỹ hôm 29-6 kêu gọi cộng đồng quốc tế mở rộng lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với Iran, cảnh báo rằng việc để lệnh cấm hết hạn sẽ cho phép Tehran tiếp tục gây bất ổn cho khu vực.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/122_227261_iran-phat-lenh-bat-giu-tong-thong-trump-vi-sao-.aspx